Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

24/02/2023 08:30
Nhận lời mời phỏng vấn sau khi gửi CV, hồ sơ xin việc là mong ước của tất cả các ứng viên nhưng cũng có không ít trường hợp ngược lại, vì nhiều lý do mà bạn không muốn đến phỏng vấn nữa. Lúc này, đừng im lặng mà hãy lịch sự từ chối.
Từ chối đến phỏng vấn có nghĩa là bạn không còn cân nhắc tới cơ hội nghề nghiệp đó nữa. Mỗi cá nhân sẽ có những kỳ vọng, tiêu chuẩn khác nhau khi tìm việc và các tiêu chí hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Việc bạn đổi ý không có gì xấu nhưng cách bạn từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không làm "mất lòng" nhà tuyển dụng sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh ứng viên của bạn và thậm chí là các cơ hội việc làm trong tương lai.

MỤC LỤC:
I. Khi nào nên/ cần từ chối lời mời phỏng vấn?
II. Kênh phản hồi cho nhà tuyển dụng khi không đến phỏng vấn
III. Cách từ chối lời mời phỏng vấn tinh tế và lịch sự
IV. Lưu ý quan trọng khi từ chối phỏng vấn
V. Mẫu email từ chối phỏng vấn

I. Khi nào nên/ cần từ chối lời mời phỏng vấn?

Những lý do chủ yếu khiến một ứng viên quyết định từ chối lời mời phỏng vấn rất đa dạng nhưng thường là vì đã đi làm ở đâu khác, ấn tượng cá nhân tiêu cực, thông tin tìm kiếm được và cả các dấu hiệu "red flag" khác nữa, điển hình nhất là:
  • Bạn đã nhận việc tại doanh nghiệp, tổ chức khác (với nhiều lợi thế cạnh tranh hơn).
  • Vì lý do cá nhân mà bạn phải thay đổi kế hoạch công việc.
  • Qua tìm hiểu thấy công ty không phù hợp (về định hướng, mục tiêu).
  • Công ty có môi trường làm việc độc hại, bạn nghe thấy nhiều đánh giá tiêu cực.
  • Bạn thấy mình đã ứng tuyển ở vị trí yêu cầu quá cao/ hoặc quá thấp so với năng lực, kinh nghiệm của mình nên không phù hợp.
  • Bạn biết rằng công ty đang gặp khó khăn tài chính, làm việc sẽ có rủi ro thanh toán lương và các chế độ.
  • Tham gia cuộc phỏng vấn công ty đối thủ, có thể ảnh hưởng tới công việc hiện tại (trường hợp được nhà tuyển dụng chủ động liên hệ mời phỏng vấn, bạn là ứng viên thụ động).
  • Bạn đã tham gia 1 hoặc 2 vòng phỏng vấn trước đó và không còn hứng thú với công việc hoặc công ty.
  • Bạn nhận ra rằng mình không thực sự thích công việc đó nữa.
  • Các lý do khác: Giao thông không thuận tiện, địa điểm làm việc quá xa, nhiều tin đồn tiêu cực,...
Nhìn chung, xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào mà bạn không muốn đến phỏng vấn, nhất định phải lịch sự từ chối nhà tuyển dụng. Việc nhận lời rồi không đến hoặc không phản hồi sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch của họ, đồng thời làm mất cơ hội của những ứng viên khác.

Đọc thêm: Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn?

II. Kênh phản hồi cho nhà tuyển dụng khi không đến phỏng vấn

Có 2 phương thức để gửi phản hồi cho nhà tuyển dụng về việc bạn sẽ không đến phỏng vấn rất đơn giản và nhanh chóng là:
  • Qua điện thoại: Khi nhà tuyển dụng gọi điện mời phỏng vấn, bạn có thể hỏi thêm thông tin và từ chối ngay lúc đó hoặc xin thời gian suy nghĩ, sau đó gọi lại bằng số đã liên lạc với bạn. Cách từ chối này có phần quá trực tiếp và không phải ứng viên nào cũng thoải mái.
  • Qua email: Từ chối lời mời phỏng vấn qua email được cho là cách phù hợp hơn vì cho bạn thời gian để suy nghĩ, có thể điều chỉnh ngôn ngữ trong email, chia sẻ được nhiều thông tin hơn so với qua điện thoại.
Tu choi loi moi phong van the nao de khong mat long nha tuyen dung
Không đến phỏng vấn, làm thế nào để phản hồi cho nhà tuyển dụng nhanh?

III. Cách từ chối lời mời phỏng vấn tinh tế và lịch sự

Cách bạn từ chối nhà tuyển dụng, cho họ biết rằng bạn không thể đến tham dự phỏng vấn thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Những ứng viên khéo léo sẽ biết làm sao để từ chối mà không làm nhà tuyển dụng cảm thấy hụt hẫng hoặc khó chịu.

1. Từ chối phỏng vấn qua điện thoại

Nguyên tắc để bạn thông báo cho nhà tuyển dụng biết rằng mình sẽ không đến phỏng vấn qua điện thoại gồm có:
  • Phản ứng tích cực khi nghe điện thoại và tiếp nhận thông tin mời phỏng vấn: Bắt đầu cuộc gọi, nhà tuyển dụng sẽ chào và xác nhận bạn có phải là [tên ứng viên] và hỏi bạn đang hoặc đã đi làm ở đâu hay chưa. Bạn nên cho thấy phản ứng tích cực, vui vẻ và tìm hiểu xem người gọi muốn chia sẻ thông tin gì.
  • Kiên nhẫn lắng nghe: Nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian tự giới thiệu về họ và công ty, tổ chức, sau đó mới đến phần nội dung chính là gửi lời mời phỏng vấn. Dù thông tin có thể hơi dài và bạn cũng xác định sẽ không đến phỏng vấn (từ khi nghe tên công ty hoặc vì bạn đã nhận công việc khác rồi) thì vẫn nên chú ý lắng nghe với sự tôn trọng. Đây là phép lịch sự tối thiểu mà ứng viên nào cũng cần có.
  • Không từ chối phỏng vấn ngay lập tức (trừ khi bạn đã đi làm ở công ty mới): Hành động vừa nghe xong đã ngay lập tức nói không của bạn sẽ làm đối phương cảm thấy không được tôn trọng và/ hoặc khiến cảm xúc của họ đi xuống. Nghệ thuật giao tiếp khi từ chối ai đó cần được áp dụng vào cả trường hợp từ chối lời mời phỏng vấn này. Những mẫu hội thoại bạn có thể sử dụng để phản hồi cho nhà tuyển dụng qua điện thoại gồm có:
+ "Ôi tiếc quá, từ khi gửi CV em vẫn mong được tới công ty mình phỏng vấn lắm ạ. Tuy nhiên mới đây em đã nhận một công việc mới mất rồi. Em rất cảm ơn Anh/ Chị và công ty đã cân nhắc, tạo điều kiện, chỉ tiếc là hiện tại chưa có cơ hội hợp tác. Mong rằng lần sau Anh/ Chị vẫn đánh giá tích cực về em như thế này ạ".
+ "Em rất cảm ơn Anh/ Chị/ Công ty đã liên hệ lại. Anh/ Chị có thể gửi thông tin chi tiết giúp em qua email được không ạ? Em sẽ phản hồi nhanh nhất có thể?".
+ "Anh/ Chị có thể cho em thêm thời gian suy nghĩ được không ạ, hiện tại thì em có thể đến phỏng vấn vào thời gian đó nhưng em cũng e rằng lỡ như có tình huống phát sinh. Em có thể liên lạc lại với Anh/ Chị qua số điện thoại này đúng không ạ?".
Đừng bao giờ quên lịch sự cảm ơn và mong được hợp tác vào lần sau nhé. Với sự thân thiện và nhiệt tình như vậy, nhà tuyển dụng không thể "bắt lỗi" nào được và họ sẽ tiếc nuối vì để lỡ một ứng viên như bạn!
Lưu ý: Gợi ý nhà tuyển dụng gửi thông tin chi tiết qua email và cân nhắc thêm hoặc để sau đó từ chối qua email vẫn được xem là một cách khôn ngoan và khéo léo, nên dùng vì cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều có thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin.
Tu choi loi moi phong van the nao de khong mat long nha tuyen dung
Hướng dẫn cách từ chối lời mời phỏng vấn qua điện thoại

2. Từ chối phỏng vấn qua email

Cách để gửi email từ chối lời mời phỏng vấn sẽ có những điểm khác so với giao tiếp qua điện thoại vì một bên là ngôn ngữ viết, một bên là ngôn ngữ nói. Những gì bạn nên tập trung vào sẽ là:
  • Trả lời nhà tuyển dụng qua email mời phỏng vấn họ gửi trước đó: Như vậy, bạn sẽ chắc chắn rằng thư của mình không bị cho vào thư rác, và nhà tuyển dụng cũng dễ dàng theo dõi, cập nhật thông tin xem ứng viên nào xác nhận tới phỏng vấn, ứng viên nào từ chối.
  • Tuân thủ cấu trúc tiêu chuẩn của email trao đổi công việc, chuyên nghiệp: Email bạn gửi cho nhà tuyển dụng, cho dù là có nội dung từ chối phỏng vấn thì vẫn phải là email chuyên nghiệp với đầy đủ các phần nội dung chính và được định dạng rõ ràng. Tiêu đề email, lời chào tới nhà tuyển dụng, nội dung và kết thư kèm chữ ký chứa thông tin liên lạc đều cần thiết. Khi viết xong, bạn cũng nên định dạng để các đoạn có khoảng cách rõ ràng, dễ theo dõi.
  • Mở đầu bằng lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã phản hồi email ứng tuyển/ trao cơ hội phỏng vấn: Chắc chắn bạn không bao giờ nên ngay từ đầu email đã viết rằng "Tôi rất lấy làm tiếc vì không thể đến tham gia buổi phỏng vấn vị trí [tên vị trí] vì lý do cá nhân", thay vào đó, hãy bắt đầu bằng một lời cảm ơn chân thành vì đã được trao cơ hội phỏng vấn.
  • Trình bày lý do phù hợp (có thể không đề cập): Việc bạn nhắc tới lý do vì sao không đến phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng minh bạch hơn về thông tin, không cần "tự hỏi" hoặc tiếp tục phản hồi, gọi điện thoại hỏi bạn nguyên nhân. Các lý do không nên quá chi tiết hoặc là thông tin có phần nhạy cảm (xa nhà, lương thấp, công ty khác lương cao hơn, công ty có tai tiếng nên không muốn làm việc,...).
  • Thể hiện sự tiếc nuối: Ở phần tiếp theo của email từ chối lời mời phỏng vấn, bạn hãy bày tỏ sự tiếc nuối rằng bạn rất trân trọng cơ hội công việc nhưng tiếc là lần này chưa thể hợp tác.
  • Mong được thông cảm: Cùng với đó, việc nhà tuyển dụng lên lịch phỏng vấn cần cân nhắc nhiều yếu tố như thời gian của ứng viên, thời gian của người phỏng vấn và bạn không thể đến sẽ khiến họ phải điều chỉnh, thay đổi kế hoạch. Vì vậy, bạn có thể viết thêm rằng bạn mong được nhà tuyển dụng thông cảm vì bạn không thể đến.
  • Mong muốn giữ quan hệ và hợp tác trong tương lai: Biết đâu sau này họ sẽ có một vị trí khác phù hợp với bạn hơn; hoặc bạn cũng không thể chắc chắn họ có quen biết với nhà tuyển dụng tương lai của mình hay không. Việc để lại ấn tượng xấu lần này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển của bạn trong lần kế tiếp.
Tu choi loi moi phong van the nao de khong mat long nha tuyen dung
Làm thế nào để từ chối lời mời phỏng vấn qua email chuyên nghiệp?

IV. Lưu ý quan trọng khi từ chối phỏng vấn

Chi tiết cách từ chối lời mời phỏng vấn qua điện thoại và qua email chắc hẳn đã giúp bạn hình dung toàn bộ những nội dung thông tin mình cần truyền đạt với nhà tuyển dụng. Để lời từ chối không khiến nhà tuyển dụng "mất lòng", còn những lưu ý khác quan trọng không kém cho bạn:
  • Phản hồi nhanh chóng để nhà tuyển dụng có sắp xếp: Nhanh chóng không có nghĩa là ngay lập tức từ chối, nhưng việc bạn trả lời ngay sau vài tiếng, trong giờ làm việc hoặc tối đa là 24h sẽ được đánh giá cao.
  • Ngôn ngữ lịch sự: Cả trong nói và viết, một khi đã là trao đổi, giao tiếp với nhà tuyển dụng về công việc, bạn cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự - thân thiện không có nghĩa là xuề xòa, qua loa.
  • Không đề cập tới các lý do quá chi tiết: Trường hợp nhắc tới lý do, đừng quá chi tiết vì sẽ có nguy cơ phản cảm, ví dụ viết rằng vì con nhỏ nên không đi làm xa tới 10km ở công ty được - nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi thế thì tại sao trước đó bạn lại ứng tuyển?.
  • Thái độ chân thành cảm ơn nhà tuyển dụng: Sự chân thành và tôn trọng luôn được coi trọng vì nó thể hiện bạn đã nghiêm túc với việc ứng tuyển, trân trọng các cơ hội việc làm.
  • Xây dựng và duy trì quan hệ với nhà tuyển dụng sau khi từ chối phỏng vấn (nếu có thể): Bạn đã cố gắng để từ chối phỏng vấn một cách chuyên nghiệp và lịch sự nhất, để cho ngay cả khi không cộng tác ở thời điểm này thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ ấn tượng và nhớ về bạn với một hình ảnh tốt đẹp.
  • Đừng quá khúm núm trong email từ chối phỏng vấn: Bạn có quyền chấp nhận hoặc từ chối phỏng vấn, cho dù là job offer bạn vẫn còn có thể xem xét và không nhận việc. Vì thế, trong email hoặc khi trả lời điện thoại của nhà tuyển dụng, hãy cứ thẳng thắn là đủ, đừng liên tục biện minh, xin lỗi.

Đọc thêm: Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

V. Mẫu email từ chối phỏng vấn

Sử dụng một số mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn có sẵn được JobOKO cung cấp sau đây, bạn có thể tham khảo và chắc chắn rằng cách diễn đạt của mình đã ổn hay chưa và cũng có thể định dạng email cho đẹp, bố cục rõ ràng hơn.

1. Mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn cơ bản

Dưới đây là một ví dụ về một email cơ bản để từ chối một cuộc phỏng vấn:

"Tiêu đề: Lời mời phỏng vấn - Tên của bạn

Kính gửi: [Tên công ty/tên nhà tuyển dụng]

Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã cân nhắc trao cho tôi cơ hội đến tham dự cuộc phỏng vấn vào vị trí [tên vị trí]. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, tôi muốn rút đơn xin việc khỏi vị trí này.

Tôi chân thành cảm ơn vì anh/chị đã dành thời gian để xem xét đơn xin việc và CV của tôi.

Một lần nữa, cảm ơn anh/chị đã xem xét.

Trân trọng,

Tên của bạn

E-mail

Số điện thoại".

2. Mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn vì đã tìm được công việc khác

"Chủ đề: Cảm ơn lời mời phỏng vấn

Kính gửi: [Tên công ty/tên nhà tuyển dụng]

Tôi rất biết ơn về cơ hội được phỏng vấn tại [Tên công ty] vào vị trí [tên chức danh công việc]. Trong khi chờ đợi phản hồi cho vị trí này, tôi đã nhận được lời mời làm việc tại một doanh nghiệp khác, vì vậy tôi xin phép được từ chối lời mời phỏng vấn của anh/chị.

Một lần nữa tôi xin được chân thành cảm ơn anh/chị vì đã trao cho tôi cơ hội phỏng vấn vào vị trí này. Xin đừng ngần ngại liên lạc nếu anh/chị có bất kỳ câu hỏi nào khác.

Trân trọng,

Tên của bạn

E-mail

Số điện thoại".
Tu choi loi moi phong van the nao de khong mat long nha tuyen dung

Tham khảo các mẫu email từ chối lời mời phỏng vấn chuẩn

3. Mẫu email từ chối phỏng vấn khi bạn cần thay đổi kế hoạch công việc

"Kính gửi Mr/ Ms/ Mrs. [Tên nhà tuyển dụng] hoặc Kính gửi Bộ phận Tuyển dụng/ Công ty [tên công ty],
Rất cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem xét hồ sơ ứng tuyển và trao cơ hội phỏng vấn cho tôi với vị trí [tên vị trí]. Tuy nhiên, tôi rất tiếc vì kế hoạch công việc đã thay đổi sau khi tôi gửi CV xin việc. Tôi phải từ chối cơ hội phỏng vấn dù rất mong muốn được cống hiến trong một môi trường tốt và tích cực như quý công ty.
Tôi mong rằng quý công ty có thể giữ liên lạc với tôi như một ứng viên tiềm năng. Mong rằng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai.
Một lần nữa cảm ơn quý công ty đã xem xét và đưa ra lời mời phỏng vấn cho tôi.
Trân trọng,
[Họ và tên của bạn]".

4. Mẫu email từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh (lý do đã nhận công việc khác)

"Dear Mr/ Ms/ Mrs [Name]/ Dear [Company Name/ Department],
Thank you for reaching out! I'm so grateful for the time and consideration you've given my application for the [position] role. However, I recently accepted an offer from another company.
I wish you the best of luck filling this role and hope we can keep in touch. If anything changes in the future, I'll certainly reach out in case the timing is right on both sides.
Best regard,
[Your Name]".
Mỗi một cơ hội phỏng vấn đều rất đáng được trân trọng khi bạn tìm việc làm, nhưng vì không phải cơ hội nào cũng dành cho bạn. Từ chối lời mời phỏng vấn bằng những cách chuyên nghiệp được JobOKO hướng dẫn ở trên để luôn là một ứng viên tích cực, lịch sự và "để dành" cơ hội việc làm cho tương lai nhé.

Bình luận

Bài viết mới

Thay vì tự mình cố gắng hoàn thành, điều chỉnh thư xin việc để ứng tuyển các vị trí khác nhau mà không chắc chắn sẽ có cover letter chất lượng tốt nhất, ngày nay, đa số ứng viên chọn dùng các mẫu thư xin việc, cover letter chuẩn, đẹp, chuyên nghiệp.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
17/09/2021 09:30
Hỏi về thu nhập và đãi ngộ trong cuộc phỏng vấn xin việc là quyền lợi của ứng viên. Tuy vậy, nhiều bạn vì ngại ngùng nên không dám hỏi hoặc quá khép nép, lo mình bất lịch sự. Trên thực tế, nếu biết cách thì bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng, khéo léo hỏi về lương thưởng trong cuộc phỏng và nhận câu trả lời như ý.
JobOKO
08/05/2022 13:30
Ấn tượng đầu tiên đặc biệt quan trọng trong hầu hết các mối quan hệ, nhất là khi bạn tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc. Từ trang phục đến phong cách ăn nói, đi đứng đều sẽ quyết định việc nhà tuyển dụng đánh giá tích cực như thế nào về bạn. Do đó, bạn hãy thật sự đầu tư cho trang phục phỏng vấn nhé.
JobOKO
17/03/2021 09:09
Trước mỗi cuộc phỏng vấn, ứng viên không chỉ tất bật chuẩn bị nào là ôn lại kiến thức, tìm hiểu về công ty, sẵn sàng cho các câu hỏi có thể được đề cập mà còn "vất vả" lựa chọn xem mặc trang phục gì để tự tin, rạng ngời và ghi điểm với nhà tuyển dụng.
JobOKO
06/02/2022 19:15
Một buổi phỏng vấn có thành công tốt đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách cư xử của chính bản thân ứng viên. Vậy ứng viên nên làm gì trong buổi phỏng vấn để gây ấn tượng và ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng?
JobOKO
03/05/2022 06:31
Bạn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để tìm kiếm một ứng viên tiềm năng, thế nhưng đến cuối cùng họ lại từ chối làm việc cho công ty bạn. Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn? Liệu bạn có mắc phải sai lầm gì đó trong quá trình tuyển dụng?
JobOKO
06/01/2020 16:30
Gửi email xin việc cần sự chuyên nghiệp, gửi email/gọi điện từ chối lời mời làm việc không những cần sự chuyên nghiệp mà còn cần cả một chút khéo léo và tinh tế. Đôi khi bạn có cảm tình với một công ty nhưng tiếc là trách nhiệm công việc hoặc mức lương lại không phù hợp với kỳ vọng của bạn. Dù trong trường hợp nào, từ chối lời mời làm việc tinh tế, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng sẽ có lợi cho mối quan hệ xã hội và thậm chí là sự nghiệp của bạn trong tương lai.
JobOKO
25/09/2022 01:41
Nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên thường đưa ra các câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu để xác định xem họ có phù hợp với vị trí hay không. "Thế mạnh của bạn là gì?" là câu hỏi khiến nhiều ứng viên lo lắng bởi nếu không có sự chuẩn bị trước, rất khó để có câu trả lời thuyết phục.
JobOKO
06/02/2023 21:00
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn: "Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?". Mục đích của câu hỏi này là xác định xem bạn có thích hợp để làm việc ở công ty và hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn biết môi trường làm việc hiệu quả nhất của mình là gì.
JobOKO
03/02/2020 13:31
Kỹ năng phân tích không chỉ hữu ích trong các công việc cần phân tích số liệu, thông tin, tình huống mà còn quan trọng để tư duy, lý luận và đàm phán, thuyết phục. Nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm kỹ năng phân tích ở ứng viên, coi đó là một kỹ năng để phân loại ứng viên xuất sắc.
JobOKO
20/05/2022 15:30
Sau quá trình ứng tuyển rất nhiều công việc, cuối cùng bạn cũng nhận được offer từ nhà tuyển dụng. Nhưng bạn lại có một offer mới tốt hơn lời mời làm việc này. Việc bạn nên làm gì? làm sao để từ chối offer một cách lịch sự, chuyên nghiệp?
Giải thưởng của chúng tôi: