Để cuộc phỏng vấn chuyên viên nhân sự diễn ra suôn sẻ, nhà tuyển dụng sẽ phải chuẩn bị rất nhiều, bao gồm cả xác định các nội dung sẽ đề cập. Về phần mình, ứng viên chủ động tìm hiểu, luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự để giới thiệu bản thân mình theo cách hoàn hảo nhất.
Chuyên viên nhân sự là người chịu trách nhiệm tuyển dụng, đánh giá và giám sát nhu cầu việc làm của một công ty. Vì liên quan trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực nên vị trí tuyển dụng này rất được ban lãnh đạo công ty chú trọng. Nếu chuẩn bị tham gia phỏng vấn vị trí chuyên viên tuyển dụng nhân sự, bạn cần tham khảo danh sách cách câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự và đưa ra định hướng trả lời hay, khéo léo nhất cho mình.
Những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự phổ biến nhà tuyển dụng thường dùng
I. Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự hay và gợi ý trả lời
Trong quá trình tuyển chuyên viên nhân sự, nhà tuyển dụng luôn chú trọng và đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt. Vì vậy, bạn hãy theo dõi cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dưới đây để áp dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhé.
1. Tại sao bạn muốn đảm nhận vị trí của một chuyên viên nhân sự?
Câu hỏi này là không gian để bạn thả sức thể hiện năng lực cùng các kỹ năng mềm phù hợp như kỹ năng marketing, xây dựng mối quan hệ, sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng. Bên cạnh đó cũng đừng quên thể hiện niềm đam mê, năng lượng cùng quyết tâm học hỏi, rèn luyện và cống hiến hết mình cho các nhiệm vụ được giao.
2. Thử thách nào bạn mong muốn tìm kiếm khi đảm nhiệm vị trí của một chuyên viên nhân sự?
Trả lời câu hỏi này giúp bạn khẳng định bản lĩnh chấp nhận các thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao và giúp nhà tuyển dụng xác định bạn có phù hợp với vị trí này không. Bạn cũng nên nhấn mạnh các thử thách đến từ công việc khiến bạn có thêm động lực để phát huy sự linh hoạt và các kĩ năng cần thiết để "cán mốc" deadlines và bứt phá qua các thử thách.
3. Có phải mức lương chúng tôi cung cấp đã thu hút bạn ứng tuyển vị trí chuyên viên nhân sự?
Tất nhiên, mức lương là một yếu tố vô cùng thu hút đối với một công việc. Tuy nhiên, câu trả lời được khuyến khích là: "Mức lương cũng rất quan trọng nhưng bản thân công việc có sức hút hơn. Tôi thực sự muốn thử sức ở vị trí này".
4. Hãy cho biết điểm yếu lớn nhất của bạn khi đảm nhiệm vị trí của một chuyên viên nhân sự?
Hãy biến câu hỏi này thành điểm mạnh như: "Thỉnh thoảng tôi làm việc quá sức và không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống". Bên cạnh đó, bạn có thể thành thật nói ra điểm yếu của mình bằng cách nêu ra tình huống bạn gặp rắc rối hoặc thất bại và các bài học bạn đã thu được, ví dụ: "Thỉnh thoảng tôi bỏ qua những chi tiết nhỏ" hoặc "Tôi thường không kiên nhẫn để làm việc nhóm (
teamwork) với những đồng nghiệp không hiểu các suy nghĩ và ý tưởng của tôi" hay "Tôi thường ngại ngùng khi phải thuyết trình trước các thành viên trong cuộc họp".
5. Mô tả chu trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới?
Phải thừa nhận rằng, chu trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa doanh số, tiết kiệm thời gian cho nhân viên quản lý/người hướng dẫn và phát triển thái độ tích cực và các kỳ vọng đối với công việc của các nhân viên.
Chu trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới trải qua các bước sau:
- Chuẩn bị đón tiếp nhân viên mới.
- Chương trình đào tạo, định hướng cho nhân viên mới về mục tiêu hoạt động, quy trình làm việc, hệ thống thông tin.
- Đào tạo các kỹ năng chuyên môn đối với từng vị trí từ cơ bản đến nâng cao.
Làm thế nào để tuyển chuyên viên nhân sự có trình độ chuyên môn cao
6. Bạn hãy đề xuất các phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả
Perfect HRM 2012, SV - HRIS, Paradise HRM, HR Manager, TVS - HR là top 5 phần mềm quản lý nhân sự được đề xuất. Tuy nhiên, tôi thường sử dụng phần mềm Perfect HRM 2012 bởi giao diện chuyên nghiệp và thuận tiện, tích hợp máy chấm công để tự động lưu dữ liệu của người lao động giờ đi làm - giờ về trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bảng tính lương chi tiết, bảng xếp ca cho nhân viên giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả cho chuyên viên nhân sự.
II. Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự phổ biến khác
7. Mô tả một tuần đặc biệt của bạn khi đảm nhận vị trí của một chuyên viên nhân sự?
8. Phương pháp tốt nhất để đánh giá kết quả của nhân viên kinh doanh là gì?
9. Bạn tính toán tỷ lệ thôi việc (turnover rates) khác nhau như thế nào?
10. Quy trình định hướng đào tạo (onboarding process) thành công khi tuyển dụng nhân sự mới?
11. Bạn có kinh nghiệm sử dụng phần mềm quản lý nhân sự nào? Bạn đánh giá cao các tính năng nào của phần mềm (xử lý bảng lương, đánh giá hiệu suất nhân viên, v.v.)?
12. Mô tả một quá trình đào tạo và định hướng thành công cho nhân viên mới.
13. Các phương pháp tốt nhất mà chuyên viên nhân sự có thể sử dụng để đánh giá hiệu suất của nhân viên là gì?
14. Bạn làm thế nào để bạn tính tỷ lệ tiền thưởng và các phúc lợi khác cho nhân viên? Ví du nhân viên mới, nhân viên làm việc trên 1 năm, nhân viên có thâm niên?
15. Những biện pháp bạn dùng để đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu và tuân thủ chính sách của công ty? Hãy mô tả một tình huống mà trong đó một hoặc vài nhân viên không tuân thủ chính sách của công ty và cách xử lý.
16. Hãy kể lại tình huống bộ phận nhân sự giúp giải quyết khúc mắc giữa nhân viên và quản lý cấp trên của bộ phận khác.
17. Bạn đã bao giờ phải đối mặt với các vấn đề nhân viên phản đối quy chế của công ty liên quan tới việc làm thêm giờ, đánh giá khen thưởng, v.v.? Bạn dùng cách nào để thuyết phục họ?
18. Bạn sử dụng những tài nguyên nào để cập nhật kịp thời các thay đổi trong luật lao động? Theo bạn, việc cập nhật thông tin có vai trò ra sao với nhân viên nhân sự?
19. Bạn có kinh nghiệm xử lý những thông tin yêu cầu tính bảo mật cao hay không?
20. Bạn có thể nói rõ hơn về kinh nghiệm trong việc tạo hoặc thực hiện các chính sách, chương trình mới của công ty không? Bạn muốn đổi mới theo định hướng nào?
21. Khi phải đối mặt với một yêu cầu mới từ ban quản lý như cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên, bước đầu tiên bạn sẽ làm là gì?
22. Bạn có thể cho chúng tôi biết kinh nghiệm của bạn về việc thu thập dữ liệu và tạo báo cáo về hiệu suất của nhân viên không?
23. Trong quá trình tuyển dụng nhân viên mới, bạn dùng cách nào để sàng lọc và đánh giá hồ sơ?
24. Bạn có cho rằng bộ phận nhân sự có thể đóng góp vào xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty không? Nếu có thì bằng phương pháp nào?
Trong lĩnh vực nhân sự có rất nhiều vị trí khác nhau đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn theo từng cấp độ. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì khó có thể đảm nhận vị trí
trưởng phòng nhân sự bởi năng lực còn non nớt. Vì vậy, cùng JOBOKO.com tìm hiểu
những vị trí của ngành tuyển dụng nhân sự chi tiết nhằm hỗ trợ việc lựa chọn nghề nghiệp của bạn đúng đắn nhất.
MỤC LỤC BÀI VIẾT:
I. Các câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự hay và gợi ý trả lời
II. Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự phổ biến khác