Creative là một năng khiếu, cũng đồng thời là một kỹ năng quan trọng có thể phát triển theo thời gian và sự rèn luyện. Trong những lĩnh vực đặc thù, creative quyết định thành công cho sự nghiệp của bạn. Ngay từ quy trình tuyển dụng, rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ ràng rằng họ yêu cầu ứng viên có khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới và bắt kịp xu hướng. Đó cũng là cách hiểu cơ bản về creative. Trong bài viết này, JobOKO sẽ giúp bạn hiểu chính xác creative là gì và phát triển kỹ năng này như thế nào.
Tầm quan trọng của Kỹ năng sáng tạo với các nghề nghiệp
Creative trong tiếng Anh là tính từ mô tả trạng thái của một sự vật, hiện tượng được thay đổi theo cách thức khác biệt hoàn toàn hoặc một phần so với trạng thái nguyên bản ban đầu. Trong tiếng Việt, khi được hỏi creative là gì thì bạn có thể hiểu đơn giản là sáng tạo hoặc tư duy sáng tạo.
Thực tế, có một số người được cho là sinh ra đã có kiểu tư duy đổi mới và sáng tạo. Họ được cho là những thiên tài, luôn có khả năng nhìn nhận ra cơ hội thay đổi, có trí tò mò, khả năng tưởng tượng xuất sắc và mong muốn tạo ra điều mới mẻ dựa trên các ý tưởng khác biệt, đôi khi có thể là... khác người. Những người này thường được gọi là creative person. Bên cạnh đó, cũng có không ít những người nỗ lực học tập, thay đổi và rèn luyện khả năng quan sát, học hỏi để phát triển tư duy sáng tạo.
Trong cuộc sống, những người có tư duy sáng tạo thường được đánh giá là thú vị, hài hước (dĩ nhiên đôi khi cũng có thể là hơi kỳ lạ và lập dị). Trong công việc, sáng tạo giúp bạn thành công khi tạo nên những giá trị mới trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề - ngay cả nghiên cứu khoa học cũng rất cần sáng tạo, tò mò và khả năng tư duy phân tích.
Có thể nói, khi nói đến creative jobs là người ta sẽ nghĩ ngay đến lĩnh vực marketing. Marketing hay tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị kỹ thuật số. Từ các công việc như sáng tạo nội dung đến hình thức tiếp thị, từ cataloge đến phát triển thương hiệu nói chung đều cần sáng tạo. Sáng tạo để khác biệt và thúc đẩy cạnh tranh, tạo thương hiệu và chiếm thị phần, tiếp cận được nhiều người tiêu dùng...
Một lĩnh vực khác rất cần đến khả năng sáng tạo là thiết kế: Thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế thời trang... đều sẽ yêu cầu sự sáng tạo, khác biệt, không copy hay trùng lặp ý tưởng. Trong những nghề nghiệp này, gần như có thể nói các ý tưởng và sự sáng tạo là yêu cầu bắt buộc, là chìa khóa thành công của bạn. Đương nhiên các kỹ năng thiết kế, vẽ, sử dụng công cụ phần mềm cũng đóng vai trò không thể thiếu.
Một lĩnh vực "na ná" với marketing là quảng cáo, truyền thông cũng yêu cầu rất nhiều ở khả năng sáng tạo. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt gần như ở tất cả các lĩnh vực, ý tưởng gần như tất cả - nhất là hiện nay khi mà các hoạt động truyền thông, quảng cáo đang từng bước bị đánh giá là đã bão hòa thì sức sáng tạo có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc.
Kỹ năng sáng tạo không thể thiếu với những nghề nghiệp nào?
Thông thường mọi người đều nghĩ tới những công việc bàn giấy hoặc ý tưởng về hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung số hay thiết kế mới cần tư duy sáng tạo. Một lĩnh vực hay bị bỏ qua là ẩm thực. Các đầu bếp, bartender thực tế không chỉ là người làm những món ăn lặp đi lặp lại mà để thực sự thành công và tiến xa trên con đường sự nghiệp, họ sẽ cần nhiều ý tưởng sáng tạo, tự mình tạo ra những món ăn mới, tạo menu mới. Những đầu bếp đẳng cấp không chỉ làm theo công thức mà họ có thể sáng tạo nên công thức của riêng mình.
Thêm một nghề nghiệp khác cần tư duy sáng tạo là nhiếp ảnh, stylist hình ảnh. Từ kỹ thuật chụp hình, chọn góc, ánh sáng, set up không gian, bối cảnh... có thể tạo nên những "tác phẩm nghệ thuật" hay không, tất cả phụ thuộc vào bạn.
Như đã đề cập, bẩm sinh chỉ là một phần, đa số những creative person đều cần học hỏi để thực sự sáng tạo. Thực chất, trí óc sáng tạo là bộ óc tò mò, vì vậy hãy cố gắng tiếp tục học các kỹ năng mới và khơi dậy trí tò mò tự nhiên của bạn để tìm hiểu thêm về thế giới và mọi thứ trong đó. Sau khi bạn đã phát triển một số kỹ năng sáng tạo, điều quan trọng là phải tiếp tục thử thách bản thân và tiếp thu kiến thức mới để truyền cảm hứng và giúp bạn phát triển. Cho dù bạn chỉ đơn giản là cố gắng đọc nhiều hơn trong thời gian rảnh rỗi hay xem xét tham gia các khóa học thực tế hơn thì về lâu dài đều sẽ có ý nghĩa.
Khi bạn thực sự yêu thích công việc của mình, bạn sẽ tự nhiên có cảm hứng và nhiệt tình hơn trong việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới. Khi bạn làm việc mình không thích, thái độ trì hoãn... thì khó có thể có thái độ tích cực và thực sự sáng tạo. Bạn cũng có thể thử những điều mới như chơi nhạc cụ, vẽ tranh...
Mặc dù khả năng sáng tạo hoàn toàn là một kỹ năng bạn có thể tự rèn luyện để trở nên giỏi hơn (thay vì quan niệm chỉ đợi sự sáng tạo bùng nổ), nhưng điều quan trọng là bạn cũng không nên đặt quá nhiều áp lực cho bản thân. Nếu bạn đã ngồi tại bàn làm việc hàng giờ trong tuyệt vọng để tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp mới mà không nghĩ ra bất kỳ điều gì thì có lẽ tốt nhất là bạn hãy chuyển sang nghỉ ngơi.
Thay đổi khung cảnh, đầu óc tỉnh táo và tạm rời khỏi nhiệm vụ trước mắt. Khi bạn quay lại với công việc đó với một đôi mắt mới mẻ, bạn có thể đột nhiên tìm thấy ý tưởng.
Tập thể dục có thể là một cách tuyệt vời để giải tỏa tâm trí nếu bạn đang cảm thấy áp lực hoặc căng thẳng.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện, thậm chí chỉ 30 phút hoặc tập yoga, aerobic thực sự giúp chúng ta trở nên sáng tạo hơn cũng như cải thiện chức năng của não bộ.
Cách để phát triển kỹ năng sáng tạo giúp công việc đạt hiệu quả cao
Một số người là những con chim đầu đàn và thấy rằng bản thân họ sáng tạo và làm việc hiệu quả nhất vào đầu giờ sáng trước khi hầu hết mọi người bắt đầu. Trong khi đó, những người khác (thực tế là đa số) phát triển mạnh khả năng tư duy vào ban đêm yên tĩnh. Điều quan trọng là tìm ra điều kiện làm việc nào phù hợp nhất với bạn - không chỉ giờ làm việc mà còn những thứ khác như vị trí, ánh sáng, âm nhạc (hoặc im lặng), công cụ và thiết bị bạn sử dụng. Hãy bắt đầu nghĩ về bản thân như một nghệ sĩ - bạn cần mọi thứ phải hoàn hảo để thể hiện hết khả năng của mình.
Nhiều người mắc sai lầm khi chỉ chờ đợi nguồn cảm hứng xuất hiện và do đó không coi sự sáng tạo là một kỹ năng có thể được mài giũa và phát triển khi bạn cần. Cố gắng định hình lại cách bạn nhìn thấy kỹ năng sáng tạo của mình và thực sự dành thời gian cho tư duy sáng tạo. Bình tĩnh, kiên nhẫn, thử nhiều phương pháp để tìm kiếm nguồn cảm hứng bạn nhé.
Ngoài ra, việc lắng nghe ý kiến đóng góp từ những người xung quanh, phản hồi của khách hàng hay quản lý, đồng nghiệp cũng như hợp tác với người khác cũng có thể giúp bạn phát triển kỹ năng sáng tạo. Chúc bạn thành công!
MỤC LỤC:
I. Creative là gì?
II. Những nghề nghiệp nào cần kỹ năng sáng tạo?
III. Làm gì để phát triển kỹ năng sáng tạo?
Đọc thêm: Phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong công việc
Đọc thêm: Phương pháp nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả