Innovation là gì? Các loại hình Innovation phổ biến

06/01/2022 09:00
Khái niệm Innovation là gì mặc dù khá đơn giản nhưng ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì Innovation sẽ khó có thể định nghĩa chính xác. Trong kinh doanh, Innovation là yếu tố chủ chốt giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh.

Ngày nay, khi thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, Innovation là yếu tố không thể thiếu nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Innovation đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển thành những ông lớn và sở hữu cho mình những thương hiệu có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được lĩnh vực này chưa bao giờ là điều dễ dàng.

MỤC LỤC:
1. Innovation là gì?
2. Innovation và Operations có gì khác nhau?
3. Các loại hình Innovation phổ biến

innovation la gi

Hiểu thế nào về thuật ngữ Innovation?

1. Innovation là gì?

Innovation được hiểu trong tiếng Việt là đổi mới, cách tân hay sáng tạo ra một thứ gì đó mới hơn. Có nhiều người nhầm lẫn khái niệm Innovation và Invention, tuy nhiên Invention chỉ là phát minh ra được một thứ gì đó mới còn cái mới của Innovation cần phải tạo ra được giá trị. Do đó, để một thứ được gọi là Innovation cần đáp ứng được đủ cả hai yếu tố MỚI và tạo ra GIÁ TRỊ.

Vậy làm việc với những thứ mới tạo ra giá trị có nghĩa là gì? Những điều mới chưa từng được biết đến sẽ thách thức chúng ta trong việc dự đoán kết quả và tác động khi triển khai nó. Mặt khác, để phát triển thứ gì đó tạo ra giá trị cho nhiều người thì trước hết số người tiếp cận được phải đủ nhiều và những gì được tạo ra đảm bảo có liên quan và có giá trị với họ.

Do đó, tạo giá trị cho một nhóm người chưa biết đến từ một cái gì đó mới mà chúng ta chưa thể dự đoán được tác động và kết quả sẽ đặt các nhà đổi mới vào một tình thế nan giải. Trên thực tế, rất khó để chia nhỏ quy trình "thúc đẩy đổi mới" và lập kế hoạch theo từng bước cụ thể. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng một cách thức làm việc cho phép học hỏi từ mỗi hoạt động chúng ta thực hiện và sử dụng những điều đã học để hình thành bước tiếp theo, điều này tương tự như phương pháp "vừa học vừa làm".

Tại sao chúng ta cần xác định và tách biệt sự đổi mới với các hoạt động khác? Điều này cho phép chúng ta loại bỏ các mô hình, cấu trúc và phương pháp cũ đã sử dụng trong nhiều thập kỷ và tìm ra những cách làm việc mới phù hợp để thúc đẩy sự đổi mới. Chỉ khi thừa nhận tầm quan trọng của Innovation chúng ta mới có thể khám phá, phát triển và triển khai thành công hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp theo của mình.

Đọc thêm: Infrastructure-Led Disruption là gì? có giúp thúc đẩy đổi mới kinh doanh?

2. Innovation và Operations có gì khác nhau?

Hầu hết các công ty đều rất thành công trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ. Các quy trình được tối ưu hóa, ưu đãi của khách hàng được hoàn thiện một cách hoàn hảo và tất cả các cấu trúc nội bộ đều được sắp xếp hợp lý để tận dụng tối đa hoạt động kinh doanh hiện có. Các doanh nghiệp đều là chuyên gia trong việc cung cấp giá trị cụ thể cho khách hàng của họ. Các hoạt động hoàn thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện tại được gọi là "core business operations".

Mặt khác, làm việc với Innovation hoàn toàn khác với việc thực hiện hoạt động kinh doanh cốt lõi. Ở đây, chúng ta không tối ưu hóa những thứ đã có hay cải tiến những thứ đã biết mà là tạo ra một thứ mới. Do đó, cấu trúc và quy trình giúp hoàn thiện các hoạt động kinh doanh cốt lõi có thể không phù hợp với Innovation vì 3 lý do dưới đây:

2.1. Innovation đồng nghĩa với những điều chưa được phát hiện

Khi làm việc với Innovation có nghĩa là chúng ta đang tìm kiếm và nhận ra một điều gì đó mới và quan tâm đến ba điều "Tại sao?", "Cho ai?", và "Cái gì?". Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh cốt lõi chỉ tập trung giải đáp câu hỏi "Làm thế nào?". Sự khác biệt quan trọng ở đây là khi làm việc với Innovation, chúng ta không biết mục tiêu cuối cùng là gì, đó là điều vẫn chưa được khám phá.

Do đó, chúng ta cần sử dụng mục đích và tuyên bố vấn đề làm cơ sở cho những nỗ lực của mình, sau đó tiếp tục học hỏi và tạo ra mục tiêu cuối cùng trong quá trình đổi mới. Mặt khác, khi làm việc với các hoạt động kinh doanh cốt lõi, chúng ta có thể chia nhỏ mục tiêu cuối cùng đã biết thành nhiều phần và tạo ra một quy trình tối ưu hóa để đạt được mục tiêu đó.

Đặc điểm của các dự án Innovation đó là mức độ chắc chắn và dự đoán thấp. Ngược lại, các dự án kinh doanh cốt lõi thường khá chắc chắn và có thể dự đoán được bởi mọi thứ đều được quyết định ngay từ đầu. Do đó, rủi ro khi đầu tư vào các dự án Innovation là rất lớn và chúng ta cần sử dụng chiến thuật riêng cho loại dự án này.

Bạn cần bắt đầu với quy mô nhỏ và số lượng tài nguyên cần thiết để lặp lại nhanh và có độ chính xác thấp, đồng thời tìm hiểu nhanh về kết quả tiềm năng của dự án. Càng học hỏi nhiều, mức độ rủi ro càng giảm, do đó chúng ta càng có thể tăng độ chính xác và đầu tư hoặc quyết định chấm dứt dự án.

innovation la gi 2

So sánh sự khác biệt giữa Innovation và Operations

2.2. Mức độ chính xác thấp đòi hỏi các kỹ năng khác nhau

Có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải làm việc với một dự án có độ chính xác không cao và không thể dự đoán trước kết quả như các dự án Innovation, thế nhưng đây lại là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa những người nỗ lực thúc đẩy Innovation cần có khả năng chuyển đổi giữa các lĩnh vực năng lực và mức độ trừu tượng khác nhau để giảm thiểu rủi ro và phát triển tất cả các lĩnh vực của dự án Innovation.

Công việc này đòi hỏi họ phải có khả năng đánh giá khách quan mức độ phù hợp và tiềm năng của một dự án, và quyết định xem dự án có thể tạo ra giá trị cho khách hàng và tiếp tục thực hiện hay nên chấm dứt dự án. Để làm được như vậy, họ cần có nhiều loại năng lực cũng như năng lượng để duy trì động lực trong những điều kiện không rõ ràng này. Hơn nữa, họ cũng cần tránh xa các giải pháp mà họ đang đầu tư thời gian và sự tham gia của họ.

Ngược lại, các dự án hoạt động kinh doanh cốt lõi thường cụ thể hơn nhiều. Kết quả của các dự án này thường được lên kế hoạch trước và rủi ro luôn được đảm bảo ở mức thấp để bảo vệ lợi tức đầu tư. Do đó, chúng ta sẽ biết mình đang đi đâu và cần phải làm gì để đạt được mục tiêu. Vì các dự án hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ được chia thành các phần được xác định trước nên những người làm việc trong các dự án này có thể là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể để đảm bảo chất lượng cao.

2.3. Innovation với Operations

Do sự khác biệt đáng kể giữa các dự án kinh doanh cốt lõi và Innovation nên chúng không thể được lập kế hoạch, quản lý, đo lường, dẫn dắt hoặc lập ngân sách theo cùng một cách và cũng không thể đem ra so sánh trên bất cứ tiêu chuẩn nào. Do đó, không thể để hai kiểu dự án này cạnh tranh cho các nguồn lực giống nhau trong một công ty.

Một dự án Innovation sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với các dự án khác trên cơ sở là các chỉ số đo lường như "ROI" hay "rủi ro". Để đánh giá xem một dự án Innovation có đạt được các mục tiêu của nó hay không là cả một thách thức bởi chúng ta không thể dự đoán được trước kết quả của nó. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực cho các công ty chỉ được thiết lập để quản lý các dự án kinh doanh cốt lõi.

Mặc dù các dự án Innovation và các dự án khác đòi hỏi các điều kiện khác nhau để phát triển thì chúng đều cần thiết để giúp công ty tồn tại theo thời gian. Nếu không làm mới mình thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Còn nếu chúng ta không thể khai thác các hoạt động kinh doanh cốt lõi thì sẽ không có đủ tài chính để tồn tại và duy trì khả năng cạnh tranh.

Đọc thêm: TechQuilibrium là gì? Cách để đạt được cân bằng giữa truyền thống và chuyển đổi

3. Các loại hình Innovation phổ biến

Dựa theo đặc điểm, tính chất, Innovation được chia thành 4 loại: Cải tiến liên tục, Đổi mới tuần tự, Đổi mới hoàn toàn và Đổi mới đột phá. Trong đó, "cải tiến liên tục" và "đổi mới tuần tự" là hai ứng dụng tạo ra những giá trị mới có liên hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh cốt lõi. Còn đổi mới hoàn toàn và đổi mới đột phá lại mang đến những điều mới mẻ và những giá trị sáng tạo không có bất kì quan hệ gì với hoạt động kinh doanh cốt lõi.

3.1 Cải tiến liên tục và Đổi mới tuần tự

Thực chất, cải tiến liên tục và đổi mới tuần tự là hoạt động cải thiện và đổi mới những giá trị sẵn có, rất gần với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. So với những dự án vận hành biệt lập với hoạt động kinh doanh cốt lõi, các dự án này thường không phải đối mặt quá nhiều với những thách thức khi có mối liên quan trực tiếp với chỉ số KPI chung của doanh nghiệp.

innovation la gi 3

Có những loại hình Innovation nào phổ biến?

3.2 Đổi mới hoàn toàn và Đổi mới đột phá

Đổi mới hoàn toàn là tạo ra các hoạt động kinh doanh cốt lõi hoặc phương thức vận hành hoàn toàn mới cho doanh nghiệp. Những dự án này có khả năng "thay máu" cho toàn bộ phương hướng hoạt động của một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thuật ngữ đổi mới đột phá dùng để chỉ một ứng dụng phổ biến rộng rãi và gây ảnh hưởng sâu rộng đến doanh nghiệp hoặc xã hội. Một ví dụ điển hình về đổi mới đột phá là smartphone. Trước đây, hầu hết mọi người khi ra ngoài đều cầm theo 1 thiết bị di động. Sau khi smartphone được tung ra trên thị trường, chẳng còn mấy ai dùng thiết bị đó nữa. Như vậy, có thể nói, sự ra đời của smartphone đã tạo ra 1 cuộc cách mạng cho xã hội.

Các dự án đổi mới hoàn toàn thường sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Do mức độ rủi ro cao, đặc biệt khi doanh nghiệp không trang bị đầy đủ năng lực để nắm bắt và tiếp thu xu hướng mới, họ cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy sự đổi mới.

Innovation sẽ là chìa khóa thành công cho những doanh nghiệp dám mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn để cải tiến và khuyến khích những thứ mới. Mỗi công ty khi muốn tiến hành các dự án Innovation cần phân biệt rõ các hoạt động Innovation với những hoạt động khác và nghiên cứu kỹ các loại hình của Innovation để áp dụng chúng một cách phù hợp.

tin mới

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

06/06/2024 14:30

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày trong CV như thế nào là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp có lộ trình phát triển khác nhau, việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu.

31/05/2024 17:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Trong thị trường lao động cạnh tranh, sở hữu một bản CV chuyên nghiệp và sáng tạo sẽ là một lợi thế lớn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết CV chính là phần kỹ năng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết các kỹ năng trong CV sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất.

24/04/2024 10:30

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, tìm việc làm nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.