Cách trở thành Intrapreneur - người năng lực được trao quyền tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh
MỤC LỤC:
1. Intrapreneur là gì?
2. Phân biệt Entrepreneur và Intrapreneur
3. Làm thế nào để trở thành Intrapreneur tự chủ sáng tạo?
Tìm hiểu chi tiết Intrapreneur là gì?
1. Intrapreneur là gì?
Thuật ngữ "Intrapreneur" lần đầu xuất hiện vào cuối những năm 1970 nhằm miêu tả những người lao động làm việc trong các tập đoàn lớn có cấu trúc rõ ràng. Mặc dù phải làm việc trong môi trường phân cấp, họ hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo và tự giác.
Intrapreneus cống hiến hết mình cho các công ty song họ cũng có đam mê cháy bỏng được mở doanh nghiệp của riêng mình. Họ muốn đưa những ý tưởng sáng tạo vào thực tế để đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, đồng thời họ cũng muốn có được sự tự do khi làm việc.
Đọc thêm: Kỹ năng cần có của Nhân viên kinh doanh
2. Phân biệt Entrepreneur và Intrapreneur
Entrepreneur và Intrapreneur đều có những đặc điểm chung như đáng tin cậy, sáng tạo, nhiệt tình,... Điểm khác biệt giữa họ được thể hiện ở chỗ Entrepreneur là những cá nhân chấp nhận mạo hiểm để xây dựng doanh nghiệp của riêng mình với mục đích kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Họ là người có tầm nhìn và nắm bắt được những cơ hội, sản phẩm, kỹ thuật và ngành nghề kinh doanh mới cũng như có thể điều phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp để đưa những ý tưởng này vào thực tế.
Ngược lại, Intrapreneur là những lao động được trả lương dựa vào thành tích mà họ hay bộ phận của họ đạt được. Cũng giống với những nhân viên kinh doanh họ làm việc cho các doanh nghiệp và được quyền thử nghiệm, phát triển những ý tưởng mới.
Một số điểm khác biệt chính giữa Entrepreneur và Intrapreneur:
- Về bản chất, Entrepreneur là những người xây dựng doanh nghiệp, họ làm việc hết mình nhằm mục đích giúp doanh nghiệp xâm nhập và có chỗ đứng trong thị trường trong khi Intrapreneur là những người giúp doanh nghiệp khôi phục và phát triển.
- Entrepreneur sử dụng nguồn tài nguyên của riêng mình (lao động, tài chính, máy móc,...), Intrapreneur được công ty cung cấp tài nguyên để làm việc.
- Entrepreneur tự huy động vốn, song Intrapreneur không cần gây vốn.
- Entrepreneur hoạt động trong các công ty mới thành lập, Intrapreneur làm việc trong các tổ chức đã tồn tại từ lâu.
- Entrepreneur là chủ doanh nghiệp vì vậy họ có quyền quyết định mọi việc, Intrapreneur là những người làm thuê, họ không được tự do trong việc đưa ra quyết định.
- Entrepreneur chấp nhận mạo hiểm khi kinh doanh, Intrapreneur không phải đối mặt với những điều này.
3. Làm thế nào để trở thành Intrapreneur tự chủ sáng tạo?
Muốn trở thành một Intrapreneur, bước đầu tiên bạn cần làm là xem xét các điều khoản của công ty về việc thực hiện các dự án cá nhân trong giờ làm việc. Nhiều công ty cho phép nhân viên dành một khoảng thời gian nhất định để thực hiện các dự án mà họ lựa chọn. Trong khoảng thời gian ngắn này, họ sẽ được tự do xây dựng những ý tưởng mới. Nếu cấp trên đồng ý với ý tưởng của họ, Intrapreneur sẽ được phép thực hiện các dự án này.
Do đó, nếu bạn làm việc cho các công ty này, hãy trao đổi với cấp trên, đồng nghiệp của mình để nắm được các tiêu chí công ty đưa ra khi quyết định một dự án có được thực hiện hay không. Cùng với đó bạn cũng cần có những kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm đáp ứng tốt cho công việc.
Phân biệt Entrepreneur và Intrapreneur ở điểm nào?
Nếu công ty không cho phép nhân viên được tự do thử nghiệm trong giờ làm việc, bạn vẫn có thể trở thành một Intrapreneur bằng cách nhận diện những vấn đề mà công ty cần cải thiện và tìm ra những giải pháp thiết thực. Có thể bạn sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để thuyết phục cấp trên vì vậy hãy tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để chứng minh ý tưởng của bạn sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Buying Criteria là gì? nhân viên kinh doanh có cần am hiểu về tiêu chí mua hàng?
Để có thể thuyết phục người khác, trước tiên bạn cần chứng minh ý tưởng của mình thiết thực và có ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp. Ý tưởng của bạn có đóng góp gì cho công ty? Hãy cố gắng tạo kết nối giữa công ty và dự án của bạn. Bạn cũng cần thu thập các số liệu chứng minh việc chấp nhận mạo hiểm khi phát triển dự án của mình sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với những người ở bộ phận tài chính.
Khi bạn lần đầu trình bày quan điểm với sếp của mình, họ có thể nghi ngờ về tính thiết thực và khả năng thành công của nó. Vì vậy, hãy chuẩn bị một kế hoạch chi tiết bao gồm các mốc thời gian và công việc cần làm. Điều này sẽ thuyết phục chủ doanh nghiệp rằng họ đang đầu tư vào một ý tưởng có khả năng thành công cao.
Intrapreneur có cơ hội làm chủ các dự án cá nhân mà không phải đầu tư tiền bạc hay máy móc hỗ trợ bởi những yếu tố trên đều được công ty tài trợ sẵn. Họ sẽ không phải đối mặt với các vấn đề tài chính, nhân sự cũng như những khó khăn của thị trường như Entrepreneur. Do đó, nếu đam mê kinh doanh mà chưa có đủ nguồn lực, bạn hoàn toàn có thể phát triển sự nghiệp theo con đường của một Intrapreneur.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.