Kỹ năng, phẩm chất cần có của Nhân viên PR
Nhân viên PR thường có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành quan hệ công chúng, truyền thông, báo chí hoặc một lĩnh vực có liên quan khác. Tuy nhiên, bằng cấp thôi là chưa đủ. Muốn trở thành một nhân viên PR, bạn còn cần phải đảm bảo những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy logic và một số kỹ năng khác được giới thiệu trong dưới đây.
Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến chính là kỹ năng giao tiếp tốt bởi bạn sẽ phải sử dụng thường xuyên trong công việc hàng ngày. Bạn cần phải diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách mạch lạc cho người nghe cũng như biết cách lắng nghe ý kiến của người đối diện. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ cho phép bạn, trong vai trò là một nhân viên PR, kết nối với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Không những vậy, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản cũng vô cùng quan trọng. Nhân viên PR chính là người phụ trách các bài báo, blog, tạp chí quảng cáo về công ty trên các tờ báo, tạp chí, website, mạng xã hội,... Những nội dung mà họ viết ra phải thật cuốn hút, không chỉ với độc giả mà với cả nhà phát hành. Bài viết không chỉ giúp truyền đi thông điệp của công ty mà còn phải khiến người đọc hiểu và ngày càng yêu thích thương hiệu của bạn.
Nhân viên PR phải sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội. Mỗi nền tảng lại có một chức năng, cách sử dụng và đối tượng người dùng khác nhau nên nhân viên PR cũng phải xây dựng được những chiến lược PR khác nhau phù hợp với từng nền tảng. Có những thông tin chỉ phù hợp với nền tảng này nhưng lại không có ý nghĩa gì đối với nền tảng kia. Nhân viên PR giỏi phải biết khi nào thì nên sử dụng nền tảng nào và làm cách nào để tận dụng tối đa những tiềm năng của mỗi nền tảng.
Nhân viên PR sẽ phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh cực khác nhau. Để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mà khách hàng đưa ra, bạn cần phải có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác cũng như phân tích xem thông tin nào thì quan trọng còn thông tin nào thì không.
Để làm tốt nhân viên PR, kỹ năng mềm vô cùng quan trọng
Tầm nhìn xa trông rộng và tư duy đa văn hóa, hướng đến môi trường quốc tế cũng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của bạn khi làm nhân viên PR. Suy nghĩ của mỗi người là các nhau; các tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là lịch sự của họ cũng có sự khác biệt. Vì vậy, một thông điệp bạn đưa ra có thể phù hợp với người này nhưng lại có thể là điều tối kị với người khác. Do đó, nhân viên PR giỏi là người có thể tìm hiểu, nắm bắt và thậm chí là dự đoán những sự khác biệt này khi lên kế hoạch PR cho công ty.
Kỹ năng quản lý thời gian là cực kỳ quan trọng bởi nhân viên PR sẽ phải cùng lúc thực hiện nhiều công việc khác nhau, ví dụ như quản lý bài viết trên nhiều nền tảng khác nhau, liên hệ với nhiều kênh truyền thông,... Khi đó, đảm bảo deadline và biết cách lựa chọn công việc ưu tiên là kỹ năng không thể thiếu. Trong một môi trường công việc với nhịp độ nhanh như PR hay marketing thì những người không có khả năng đa nhiệm hay kỹ năng quản lý thời gian kém hiệu quả sẽ không thể thành công.
Tư duy logic, sáng tạo sẽ giúp những nhân viên PR đạt hiệu quả cao trong công việc. Những ý tưởng táo bạo, hấp dẫn của họ sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người hơn là những gì đã quá cũ hay truyền thống.
Ngoài những thông tin cá nhân hay kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng nhân viên PR cần có cũng được nhà tuyển dụng ghi rõ ở bản tin đăng tuyển dụng. Vì vậy, ứng viên có thể dựa vào những yêu cầu này để viết mục kỹ năng trong CV xin việc nhân viên PR sao cho nhà tuyển dụng hài lòng.
Bên cạnh vị trí nhân viên pr các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những thông tin hữu ích về các vị trí công việc khác như chuyên viên truyền thông thương hiệu. Đây là vị trí công việc được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, vị trí này có nhiều đặc điểm tương đồng với nhân viên pr và những kỹ năng tương tự. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Ngoài những kỹ năng kể trên, nhân viên PR còn cần phải có những kỹ năng khác như khả năng chịu áp lực cao trong công việc, linh hoạt, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự tạo động lực cho bản thân trong quá trình làm việc, marketing, thiết kế đồ họa,... Khi đi xin việc, đừng quên làm nổi bật những kỹ năng này trong CV cũng như trong quá trình phỏng vấn để chinh phục nhà tuyển dụng nhé. Đặc biệt, để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin sau.
MỤC LỤC:
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
2. Am hiểu và sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội
3. Kỹ năng nghiên cứu thông tin
4. Nhìn xa trông rộng
5. Kỹ năng quản lý thời gian
6. Tư duy logic, sáng tạo
Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR