Thực tế có rất nhiều người có nhiều công việc khác nhau, có thể sắp xếp thời gian hợp lý để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên vì sợ ảnh hưởng đến việc chính có nhiều công ty, doanh nghiệp hay các sếp sẽ không hài lòng. Vậy lý do sếp không vui khi nhân viên đi
làm thêm và giải pháp là gì, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này để đưa ra cách khắc phục và xử lý dễ dàng, hiệu quả nhất nhé.
Hiện nay hình thức làm việc đa dạng mang đến nhiều sự thuận tiện và lợi ích lớn cho người lao động. Nhiều nhân viên muốn xin làm việc ở nhà, làm sao để sếp đồng ý vẫn là băn khoăn chưa có giải pháp tốt. Hơn nữa, để kiếm thêm thu nhập, nhiều người vẫn đi làm thêm ngoài giờ làm việc tại công ty. Tình trạng nhân viên thường xuyên về sớm, làm việc uể oải, thiếu tập trung và chất lượng công việc giảm sút là những nguyên nhân khiến sếp không hài lòng về công việc làm thêm thường xuyên của bạn. Để tìm hiểu chi tiết lý do sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm và các giải pháp cho tình trạng này, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Joboko.com nhé.
Những lý do khiến sếp không vui ki nhân viên đi làm thêm
1. Vì sao nhân viên làm thêm?
Nhu cầu tài chính hay học hỏi các kỹ năng khác đều là lý do khiến
nhân viên part time, làm thêm ngoài giờ. Bên cạnh đó, công ty không tăng lương cho nhân viên từ năm thứ 2 cống hiến khiến nhân viên rơi vào trạng thái căng thẳng và thậm chí “chán việc”.
Làm thêm khác với việc làm ngoài giờ, 8 tiếng nơi công sở liên tục làm việc với máy tính trong văn phòng điều hòa đã khiến nhân viên “thấm mệt” và tìm đến một môi trường khác vừa để thay đổi không khí vừa giúp họ tăng thêm thu nhập và củng cố các kỹ năng khác.
2. Làm thế nào để sếp hài lòng khi bạn vẫn làm thêm?
2.1. Ưu tiên công việc chính
Công việc chính vẫn cần được ưu tiên, bởi vậy hãy cân nhắc khả năng và các nhu cầu cá nhân để đảm bảo hoàn thành đầy đủ và xuất sắc các nhiệm vụ sếp giao cho bạn. Hãy nhớ lại lúc bạn vất vả nộp đơn xin việc và vượt qua thử thách của vòng phỏng vấn như thế nào để được làm việc, bởi vậy hãy trân trọng công việc hiện tại và dành hết tâm lực để làm việc bạn nhé. Bạn cũng nên hỏi ý kiến sếp cho các dự án sắp tới của công ty để sắp xếp lịch trình riêng phù hợp cho bản thân.
2.2. Nỗ lực để trở nên “đáng tiền”
Phải thừa nhận rằng mức lương là yếu tố quan trọng khi chọn lựa nghề nghiệp. Tuy nhiên, đó không thể là mục tiêu làm việc bởi làm việc vì tiền sẽ làm chậm quá trình học hỏi và rèn luyện kỹ năng của bản thân. “Một nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, bởi vậy, hãy chứng tỏ bạn là nhân viên xuất sắc trong mắt sếp, lúc này là thời điểm chín muồi cho công việc làm thêm - một đam mê khác trong bạn. Do đó, nắm được
kỹ năng đặt mục tiêu là điều cần thiết để bạn nỗ lực cải thiện bản thân theo hướng tích cực.
2.3. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
Bạn cũng nên cân bằng giữa lịch làm việc và nghỉ ngơi để làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Làm việc quá sức sẽ khiến não bộ của bạn quá tải, làm ngưng trệ mọi quá trình sáng tạo và hứng thú làm việc.
Những giải pháp cụ thể khi nhân viên đi làm thêm dành cho các sếp
2.4. Thẳng thắn chia sẻ với sếp về vấn đề tiền lương
Quan trọng hơn, bạn hãy thử thẳng thắn nói chuyện với sếp về vấn đề tăng lương thay vì tự mình loay hoay gỡ “mối tơ vò”. Nếu bạn chưa đạt KPI và hay trễ deadline chắc chắn bạn sẽ cần cố gắng hơn nữa. Việc trao đổi với sếp khiến bạn cảm thấy được cảm thông và nhanh chóng tìm thấy giải pháp cho bản thân.
Ngược lại, bạn nhận được phản hồi tốt từ sếp nhưng bạn bị từ chối khi đề cập đến mức lương thì bạn nên xem xét liệu rằng đây đã thực sự là một môi trường làm việc lý tưởng hay chưa nhé. Lúc này, bạn nên xem xét tìm kiếm một “bến đỗ” mới cho sự nghiệp của mình bởi những nỗ lực của bạn trong công việc đều được thể hiện ở việc cải thiện mức lương.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho Các lý do sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm và giải pháp. Hy vọng bài viết trên đây của Joboko.com đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Ngoài ra còn rất nhiều những bài viết hay, ý nghĩa và hữu ích dành cho các bạn được cập nhât trên
blog việc làm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.
Bên cạnh bài viết này các bạn cũng có thể quan tâm đến vấn đề
giải quyết bài toán sếp ơi em muốn tăng lương như thế nào. Hầu hết những vấn đề về lương thường khá nhạy cảm và cũng ảnh hưởng đến công việc của nhân viên cùng với đánh giá của cấp trên. Chính vì thế, chúng ta cùng tham khảo để có thể đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp và dễ dàng đề xuất tăng lương hợp lý nhất.
Hay đối với những người quản lý những người cấp trên có thể tham khảo
bí quyết để sếp lấy được lòng nhân viên. Chúng ta đã từng nghe nói "chiều người được việc", đúng như vậy nếu lấy lòng nhân viên, được nhân viên yêu quý chắc chắn công việc sẽ được xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Chính vì vậy, dù là nhân viên hay cấp quản lý chúng ta đều cần có những nghệ thuật và các xử lý công việc khéo léo để đem lại kết quả tốt đẹp nhất.