Merchandiser là gì?

11/05/2020 18:30
Merchandiser (Nhân viên quản lý đơn hàng) là công việc có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng trúng tuyển khi mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên lớn. Vậy làm thế nào để bạn trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí này? Ngoài kỹ năng phỏng vấn tốt thì những ai có ý định ứng tuyển nên tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu công việc nhân viên quản lý đơn hàng để đối phó với nhà tuyển dụng tốt nhất.

Merchandiser được biết là tên tiếng Anh của vị trí nhân viên quản lý đơn hàng, chịu trách nhiệm chính về đơn đặt hàng của khách trên khắp khu vực địa lý mà họ được giao. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với cả nhà cung cấp và khách hàng, nhân viên quản lý đơn hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh số bán hàng. Nhiệm vụ này dường như gần giống với vị trí cửa hàng trưởng. Trong bài viết trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về quản lý cửa hàng làm nhiệm vụ gì? Qua việc tìm hiểu yêu cầu công việc Merchandiser dưới đây, bạn sẽ nắm rõ được sự khác biệt rõ rệt giữa hai vị trí này.

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý đơn hàng là gì?

1. Merchandiser là gì?

Nhân viên quản lý đơn hàng là người xử lý đơn hàng, chịu trách nhiệm đối với cả mọi vấn đề xảy ra trong quy trình từ khi tiếp nhận hàng hoá tới khi hàng hoá đến tay khách hàng. Tuỳ thuộc vào nhà bán lẻ hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nhân viên quản lý đơn hàng có thể thực hiện cả các công việc như quản lý hàng tồn kho, sắp xếp kệ, nhập thông tin đơn hàng vào hệ thống, lập mức giá và quảng bá sản phẩm,...

2. Công việc của Merchandiser

Những trách nhiệm chính của Merchandiser bao gồm:
  • Nhận và chuẩn bị đơn hàng, đảm bảo doanh số của doanh nghiệp/cửa hàng bán lẻ.
  • Lập kế hoạch và phát triển các chiến lược bán hàng nhằm cân bằng giữa khách hàng và kỳ vọng của công ty.
  • Phân tích số liệu bán hàng, phản ứng của khách hàng và xu hướng thị trường để dự đoán nhu cầu sản phẩm, lập kế hoạch phạm vi sản phẩm.
  • Phối hợp với người mua, nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà phân tích để đàm phán về giá cả, số lượng và quy mô kinh doanh sản phẩm cụ thể.
  • Tối đa hóa mức độ quan tâm và bán hàng của khách hàng bằng cách giới thiệu, tư vấn sản phẩm phù hợp.
  • Lên kế hoạch, chiến lược sắp xếp cho các cửa hàng và duy trì kệ hàng, quản lý hàng tồn kho.
  • Dự báo lợi nhuận/doanh thu và kế hoạch ngân sách.
  • Theo dõi toàn bộ quá trình bán hàng và gợi ý các chương trình giảm giá, khuyến mãi, thay đổi giá, cập nhật tình trạng hàng hoá, v.v.
  • Xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với công việc Merchandiser

Để trở thành một nhân viên quản lý đơn hàng hay nhân viên theo dõi đơn hàng ứng viên thường được yêu cầu có ít nhất bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương. Giáo dục trên trung học không bắt buộc nhưng nhà tuyển dụng có thể ưu tiên những ứng viên này hơn (bằng trung cấp, cao đẳng), bởi vì họ có thể nhanh chóng thích nghi, thậm chí tham gia các khoá học bổ sung về bán hàng, hậu cần,...
Sau khi được nhận, những nhân viên quản lý đơn hàng sẽ được đào tạo tại chỗ một vài tuần, vừa học hỏi thực tế vừa thích nghi. Thông thường, các khoá đào tạo thường là về chính sách và sản phẩm cụ thể, quen với quy trình bán hàng và phần mềm quản lý hàng tồn kho, nhân viên xử lý đơn hàng. Những người có kinh nghiệm bán hàng hoặc bán lẻ thường được đánh giá cao hơn.
  • Biết cách xác định đối tượng mục tiêu và đưa ra các chiến dịch thu hút, thông báo và thúc đẩy họ mua hàng.
  • Cập nhật các xu hướng bán hàng mới nhất và ứng dụng tốt nhất trong thực tiễn.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản.
  • Kỹ năng lắng nghe, thuyết trình và ra quyết định. Nếu nắm được phương pháp cải thiện kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ có được thành công trong mọi lĩnh vực.
  • Sự nhạy bén trong thương mại và khả năng giải mã khách hàng.
  • Kỹ năng tổ chức: Nhân viên quản lý đơn hàng cần biết cách sắp xếp hàng hoá, chuẩn bị và đóng gói sản phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng quản lý hàng tồn kho, nắm được tình hình của tất cả các mặt hàng để đưa ra phản hồi chính xác khi khách hàng yêu cầu.
  • Kỹ năng toán học: Nhân viên quản lý đơn hàng phải có kỹ năng toán học để nhanh chóng cập nhật các thay đổi của hàng hoá trong kho và khả năng lưu trữ của kho.
  • Kỹ năng công nghệ để sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho.
Việc làm nhân viên quản lý đơn hàng nhiều người theo đuổi

4. Nghề nghiệp liên quan đến vị trí Merchandiser

  • Cashier (Nhân viên thu ngân): Nhân viên thu ngân là nhân viên dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của một cửa hàng bán lẻ hoặc bách hóa. Họ sử dụng máy tính tiền, máy quét sản phẩm và máy thanh toán, thu tiền thanh toán từ khách hàng, tìm hiểu cách bố trí cửa hàng và cung cấp cho khách hàng phản hồi nhanh nhất khi được hỏi về vị trí sản phẩm.
  • Retail Store Manager (Quản lý cửa hàng bán lẻ): Quản lý cửa hàng bán lẻ là người chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của một cửa hàng bán lẻ hoặc bách hóa. Họ thuê và đào tạo nhân viên mới của cửa hàng, quản lý hàng tồn kho và đặt sản phẩm mới khi cần thiết. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp tại cửa hàng, quản lý sẽ là người đứng ra giải quyết.
  • Assistant Store Manager (Trợ lý quản lý cửa hàng): Trợ lý quản lý cửa hàng hỗ trợ quản lý trong các hoạt động hàng ngày của cửa hàng. Điều này có thể bao gồm cả làm việc với khách hàng và tuyển dụng nhân viên, giám sát trách nhiệm, năng suất của nhân viên,...
Liên quan đến vị trí nhân viên quản lý đơn hàng thì việc làm nhân viên thu ngân cũng nhiều người ứng tuyển. Muốn "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng thì bạn phải nắm vững yêu cầu công việc nhân viên thu ngân cũng như sở hữu kỹ năng mềm cần thiết. Việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ bước gửi CV xin việc cũng góp phần giúp bạn có tỷ lệ trúng tuyển cao. Do đó, bạn nên đầu tư dành thời gian để tạo CV đẹp, bắt mắt và chuyên nghiệp nhất. Ngay tại website JobOKO.com, ứng viên có thể thoải mái lựa chọn mẫu CV mình yêu thích để tải về, sử dụng một cách nhanh chóng.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888