Trợ lý sản xuất có trách nhiệm hỗ trợ giám sát toàn bộ quy trình sản xuất tại một nhà xưởng. Vậy cụ thể vị trí này thực hiện những nhiệm vụ gì và yêu cầu trình độ, kỹ năng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bản mô tả công việc của
trợ lý sản xuất sau đây nhé.
Trợ lý sản xuất làm việc dưới sự giám sát của quản lý sản xuất, hỗ trợ, đảm bảo dây chuyền sản xuất diễn ra trơn tru. Trợ lý sản xuất cũng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như tải và dỡ vật liệu từ băng tải, máy móc và xử lý các công việc lắp ráp đơn giản.
Yêu cầu công việc của trợ lý sản xuất có khó không?
Ở nhiều doanh nghiệp, công ty sản xuất, trợ lý sản xuất còn có năng lực giải quyết một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc vận hành dây chuyền. Trong trường hợp xảy ra sự cố, trợ lý sản xuất sẽ là người báo lên cho quản lý.
1. Mô tả công việc của trợ lý sản xuất
Ngoài các nhiệm vụ công việc cụ thể, trợ lý sản xuất cũng giống như trợ lý quản lý có thể làm thêm vai trò giám sát, hỗ trợ hành chính. Về cơ bản, trách nhiệm của một trợ lý sản xuất gồm có:
- Hỗ trợ hoạt động sản xuất từ giai đoạn nhận đơn hàng tới sản xuất và bàn giao.
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đảm bảo chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hoá cụ thể của công ty; báo cáo tiến độ, đảm bảo đội ngũ nhân viên sản xuất thực hiện đúng theo hướng dẫn và quy trình.
- Duy trì liên lạc chặt chẽ và nhất quán với quản lý, điều hành về các vấn để liên quan tới nhân viên.
- Hỗ trợ chuẩn bị Đơn đặt hàng và các tài liệu hoạt động liên quan tới các sản phẩm cụ thể, đảm bảo tài liệu đầy đủ chi tiết, rõ ràng và chính xác.
- Cung cấp phản hồi kịp thời đối với các tình huống phát sinh hoặc sự không nhất quán trong quá trình sản xuất.
- Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết sai sót.
- Phối hợp với các nhà cung cấp để nhận và đánh giá báo giá nguyên vật liệu.
- Bảo mật thông tin cần thiết để hoàn thành dự án sản xuất.
- Duy trì các tài liệu và cập nhật thủ tục liên quan tới bộ phận sản xuất.
- Xem xét các bản vẽ liên quan tới máy móc, công nghệ mới, nắm được đặc điểm kỹ thuật và phương pháp sử dụng để đảm bảo độ chính xác khi vận hàng dây truyền sản xuất.
- Giúp thúc đẩy cải tiến hiệu suất và thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng.
Trợ lý sản xuất cũng cần có những kỹ năng mềm nhất định
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí trợ lý sản xuất
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực sản xuất cụ thể và quy mô công ty mà yêu cầu của nhà tuyển nhân viên quản lý sản xuất hay trợ lý sản xuất có thể khác nhau. Mặc dù vậy, trợ lý sản xuất thường phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành cơ khí, chế tạo, quản trị kinh doanh hoặc liên quan.
- Nền tảng kiến thức về sản phẩm, hàng hoá của công ty (sản xuất thực phẩm, dệt may, máy móc,...).
- Kinh nghiệm làm nhân viên sản xuất, trợ lý sản xuất trong các nhà xưởng.
- Thành thạo Microsoft Office và phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất.
- Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
- Kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp, ưu tiên công việc.
- Linh hoạt, có khả năng tạo động lực.
- Khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường (thường xảy ra khi thay đổi đơn hàng sản xuất).
- Làm việc nhóm và khả năng làm việc độc lập không cần giám sát.
Ngoài việc làm trợ lý sản xuất thì các bạn cũng có thể
tìm việc làm giám đốc sản xuất với những yêu cầu công việc và trình độ chi tiết trên Joboko.com. Thông thường trợ lý sản xuất sẽ làm việc theo sự chỉ đạo của
trưởng phòng sản xuất và giám đốc sản xuất, để có được vị trí này cũng đòi hỏi những ứng viên tiềm năng, có nhiều kỹ năng trong công việc đặc biệt là có tư duy và khả năng lãnh đạo tốt.
Bên cạnh đó các bạn cũng có thể tham khảo thêm những công việc như
quản lý sản phẩm, quản lý sản xuất... rất nhiều những vị trí việc làm được liệt kê cụ thể và rõ ràng. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa các công việc được cập nhật trên JobOKO.com để dễ dàng đưa ra sự lựa chọn công việc tốt nhất cho mình nhé.
Mô tả công việc của trợ lý sản xuất và những câu hỏi phỏng vấn trợ lý sản xuất đều là chứa thông tin hữu ích để ứng viên định hướng, xác định chính xác mục tiêu nghề nghiệp và chuẩn bị sẵn sàng cho mục tiêu đó. Mô tả công việc cũng đồng thời hỗ trợ nhà tuyển dụng trong việc soạn thảo thông báo tuyển dụng chi tiết, chính xác và hợp lý để thu hút nhân tài. Cùng với đó, bạn đọc có thể tham khảo thêm công việc của trợ lý dự án để có cái nhìn khách quan về các vị trí này, hỗ trợ quá trình tìm việc làm nhanh chóng.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của trợ lý sản xuất
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí trợ lý sản xuất