I. Tổng quan công việc nhân viên tư vấn
1.1. Nhân viên tư vấn là gì?
Nhân viên tư vấn (hay còn được gọi là tư vấn viên) là người thực hiện tư vấn các giải pháp cho doanh nghiệp dựa vào kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của bản thân.
1.2. Nhân viên tư vấn làm những công việc gì?
- Tiến hành khảo sát đối tượng khách hàng:
Tương tự bước khảo sát thị trường, nhân viên tư vấn cần biết khách hàng của mình là ai và vấn đề mà họ gặp phải là gì để tiến hành các bước tư vấn kế tiếp.
- Phân tích các khía cạnh của vấn đề doanh nghiệp gặp phải:
Một vấn đề có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để đề xuất những giải pháp phù hợp, bạn cần tìm hiểu rõ những yếu tố nào đã khiến cho vấn đề trở nên xấu hơn.
- Đề xuất các giải pháp tiềm năng và phân tích các thuận lợi và hạn chế của các giải pháp đó:
Tùy thuộc vào các nguyên nhân, ta có thể tiến hành các giải pháp phù hợp. Việcvạch sẵn một danh sách chi tiết các lợi thế và điểm yếu của giải pháp sẽ khiến cho vấn đề được giải quyết đúng hướng hơn.
- Biên soạn tài liệu và chuẩn bị cho phần thuyết trình về lộ trình tư vấn đã được chọn lọc:
Bạn hãy làm sáng tỏ giải pháp của mình bằng một bài thuyết trình ấn tượng để thuyết phục khách hàng đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất nhé.
- Tiến hành xử lý vấn đề theo giải pháp đã thống nhất với khách hàng:
Đây là bước thu nhận thành quả sau một quá trình "dày công" tư vấn. Hãy cẩn thận từ những chi tiết nhỏ nhất và
chăm sóc khách hàng chu đáo với thái độ tôn trọng và phong cách làm việc chuyên nghiệp bạn nhé.
- Thu nhận và xử lý phản hồi từ khách hàng sau khi áp dụng lộ trình tư vấn:
Đây là khâu quan trọng nhất bởi phản hồi của khách hàng là thước đo đánh giá hiệu quả của quá trình nỗ lực tư vấn mà bạn đã dành 200% năng lượng vào đó. Sự hài lòng của khách hàng khi vấn đề của họ được giải quyết sẽ tiếp thêm cho bạn năng lượng cho các dự án tiếp theo.
Cùng tìm hiểu chi tiết về mô tả công việc nhân viên tư vấn để hiểu rõ hơn về vị trí này
1.3. Có những ngành nghề nào cần nhân viên tư vấn?
Dưới đây là các ngành nghề tuyển nhân viên tư vấn phổ biến:
Nhân viên tư vấn kinh doanh hỗ trợ các hoạt động tuyển dụng nhân sự, thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
Nhân viên tư vấn,
chuyên viên tư vấn giáo dục giúp tư vấn và xử lý khủng hoảng trong các đơn vị giáo dục từ các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông... nhằm giúp họ đạt được các mục tiêu giáo dục.
Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, tư vấn tài chính doanh nghiệp đóng vai trò trong việc phát hiện và xử lý các khủng hoảng trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Nhân viên tư vấn công nghệ thông tin có trách nhiệm tham vấn quá trình xây dựng và duy trì một hệ quản trị mạnh mẽ dựa trên những hiểu biết chuyên môn về các phần cứng, phần mềm, lập trình và các lĩnh vực khác của công nghệ thông tin.
- Các tổ chức phi lợi nhuận
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục, y tế - sức khỏe, quyền trẻ em, du lịch dựa vào cộng đồng, chất độc da cam,... Bởi vậy, tìm ra các khó khăn và các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho các dự án phi chính phủ là trách nhiệm của nhân viên tư vấn.
Công tác quản lý luôn cần thiết trong doanh nghiệp để các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đúng quy trình và đạt hiệu quả cuối cùng.
1.4. Có những vị trí nhân viên tư vấn nào?
- Tư vấn quản lý dự án thực hành.
- Tư vấn nhân sự.
- Tư vấn cải thiện năng suất.
- Giám đốc dự án.
- Tư vấn giải pháp.
- Giám đốc phòng kế hoạch.
- Tư vấn kinh doanh.
- Tư vấn marketing.
- Tư vấn đa phương tiện.
- Tư vấn lĩnh vực an ninh - an toàn.
- Nhân viên tư vấn bán hàng.
- Nhân viên tư vấn bảo hiểm.
- Nhân viên tư vấn du học.
- Nhân viên tư vấn tuyển sinh.
II. Nhân viên tư vấn cần thành thạo kỹ năng nào?
2.1. Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình
Nhân viên tư vấn phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và các đồng nghiệp. Bởi vậy, họ cần thành thạo cả
kỹ năng giao tiếp bằng lời và bằng văn bản để các thông điệp được truyền tải và rõ ràng. Màn thuyết trình ấn tượng về các vấn đề khủng hoảng và tư vấn giải pháp phù hợp sẽ giúp củng cố niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
2.2. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Hỗ trợ kỹ năng giao tiếp - thuyết trình,
kỹ năng đàm phán sẽ giúp nhân viên tư vấn giải quyết triệt để các vấn đề và dành về nhiều hợp đồng có lợi cho doanh nghiệp.
2.3. Kỹ năng lập kế hoạch
Bắt đầu một ngày mới với một danh sách dài các công việc, nhân viên tư vấn cần lên kế hoạch làm việc chi tiết, sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự giảm dần mức độ quan trọng để có một ngày làm việc suôn sẻ.
2.4. Kỹ năng làm việc nhóm
Nhân viên tư vấn đôi khi cũng cần tham khảo ý kiến của những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để tiến hành lộ trình tư vấn giải pháp chiến lược cho doanh nghiệp. Nhân viên tư vấn cần
kỹ năng làm việc nhóm để có hiệu quả công việc cao.
2.5. Hiểu biết về tâm lý học
Nắm bắt tâm lý của khách hàng sẽ giúp cuộc trao đổi giữa nhân viên tư vấn và khách hàng trở nên cởi mở và giải quyết vấn đề triệt để và hiệu quả. Để trở thành những "nhà tâm lý" của khách hàng, bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để đưa ra lời khuyên chân thành và hữu ích nhất nhé.
2.6. Hiểu biết chuyên môn nhiều lĩnh vực
Tư vấn viên cần thông thạo chuyên môn nhiều lĩnh vực để làm phong phú kinh nghiệm cá nhân và luôn nắm bắt cơ hội tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
2.7. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Khi đối mặt và giải quyết các tình huống khó khăn, tư vấn viên cần tư duy nhạy bén và nhanh chóng tháo gỡ mọi vấn đề nan giải. Để làm tốt công việc này, hãy tự rèn luyện khả năng xử lý khủng hoảng cá nhân và tìm kiếm nhiều khách hàng khác nhau để trải nghiệm đa dạng các tình huống và tìm giải pháp phù hợp.
Kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng trong mọi tình huống, các bạn hoàn toàn có thể ứng dụng cho công việc để đạt kết quả tốt nhất.
Một số nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc tuyển nhân viên tư vấn giỏi
III. Cơ hội và thách thức của một nhân viên tư vấn
3.1. Cơ hội
3.1.1. Mức lương theo năng lực
Mức lương của nhân viên tư vấn dao động từ 3 - 33,8 triệu đồng/tháng tùy vào số năm kinh nghiệm, bao gồm lương cứng, doanh số và tiền thưởng. Bởi vậy, hãy tích cực tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để "rinh" về mức lương cao nhất bạn nhé.
3.1.2. Môi trường làm việc
"Đầu quân" cho vị trí tư vấn viên, ứng viên có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và học hỏi nhiều kỹ năng như giải quyết vấn đề, đàm phán, thuyết phục,... và kiến thức ở nhiều lĩnh vực khi tiếp cận và giải quyết vấn đề cho các khách hàng khác nhau.
3.1.3. Cơ hội thăng tiến
Làm việc chăm chỉ với tinh thần cầu tiến và khả năng ngoại ngữ, nhân viên tư vấn có cơ hội trở thành Chuyên viên tư vấn hay
Chuyên viên chăm sóc khách hàng. Vì vậy, khi ứng tuyển nhân viên tư vấn, bạn cần nỗ lực để đạt nhiều thành công trong sự nghiệp.
3.2. Thách thức
3.2.1. Thời gian làm việc kéo dài, không cố định
Các khủng hoảng là vô kể, bởi vậy để đáp ứng nhu cầu tư vấn của các đối tượng khách hàng, tư vấn viên phải "vắt kiệt" sức lực và trí tuệ để dành về nhiều giao dịch có lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do nhu cầu của các khách hàng luôn thuộc "top quan tâm" nên tư vấn viên thường xuyên phải đối mặt với áp lực bị khách hàng "giục" và "chịu trận" các cơn giận dữ của khách hàng mà không một lời kêu ca.
3.2.2. Đối mặt và giải quyết với khách hàng khó tính
Các áp lực của nhân viên tư vấn sẽ thêm nặng nề nếu họ phải phục vụ một khách hàng khó tính. Tuy nhiên, họ luôn ý thức triết lý "khách hàng là thượng đế", một lời xin lỗi chân thành hay luôn nói "có" với các yêu cầu của họ sẽ giúp xoa dịu cơn tức giận của họ.
3.2.3. Lĩnh vực tư vấn "ngoài tầm tay"
Tư vấn viên cũng đôi khi phải đối mặt với những vấn đề ngoài khả năng hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Bởi vậy, thay vì từ chối khách hàng, họ luôn nói: "Tôi sẽ cố gắng giúp đỡ anh/chị hết khả năng của mình" và tìm mọi cách để giúp đỡ khách hàng hết khả năng của mình như kết nối với các bộ phận, phòng ban khác hoặc gợi ý khách hàng đến nơi có thể giúp đỡ họ tốt nhất.
IV. Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?
Chỉ cần sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh và từ 2 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí tương đương, bạn có cơ hội trở thành một Nhân viên tư vấn. Chính vì vậy, khi bạn đã biết được yêu cầu công việc của nhân viên tư vấn mà cảm thấy phù hợp với mình thì hãy tự tin ứng tuyển nhé.
Qua những thông tin mà Joboko chia sẻ, bạn đọc đã phần nào nắm rõ được
công việc nhân viên tư vấn để đễ dàng lựa chọn và ứng dụng cho nhu cầu ứng tuyển việc làm dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, bạn đọc muốn có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp cho mình thì đừng quyên truy cập Joboko.com thường xuyên. Trang web liên tục cập nhật những thông tin
việc làm theo tỉnh thành, ngành nghề mới và hữu ích nhất, hỗ trợ quá trình tìm việc làm nhân viên tư vấn hay các vị trí khác cho ứng viên nhanh chóng.