Rất nhiều bạn sinh viên không biết rõ khi thực tập ở ngân hàng sẽ làm gì, có các vị trí phổ biến nào. Hãy cùng JobOKO khám phá thêm những thông tin cần biết khi ứng tuyển thực tập ngân hàng trong bài viết dưới đây.
Ứng tuyển Thực tập ngân hàng cần lưu ý điều gì?
Giới Thiệu Tổng Quan Ngành Ngân Hàng:
Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, cung cấp các dịch vụ tài chính cần thiết bao gồm:
Thực tập ngân hàng là quá trình sinh viên học hỏi và tiếp xúc với các hoạt động của ngân hàng, thường kéo dài ít nhất 3 tháng.
Mỗi năm, các ngân hàng thường cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên ngành tài chính - ngân hàng. Tiêu chuẩn tuyển dụng và vị trí thực tập có thể khác nhau tùy theo ngân hàng.
Một thắc mắc rất nhiều bạn sinh viên có là liệu làm thực tập sinh ngân hàng có lương không. Trên thực tế là không, bởi thực tập sinh không phải người lao động chính thức mà giống với người học việc hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn sẽ có những khoản hỗ trợ thực tập sinh nhất định.
Mức hỗ trợ thực tập tại ngân hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, quy mô của ngân hàng và địa điểm làm việc. Trung bình, các vị trí thực tập tại ngân hàng ở Việt Nam thường có mức hỗ trợ dao động khoảng 2 - 4 triệu đồng mỗi tháng. 1 số ngân hàng lớn hoặc các vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao hơn có thể trả cao hơn.
CV xin việc ngành ngân hàng có những điểm đặc biệt mà ứng viên phải hiểu và điều chỉnh thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn có thể đã nghe nhiều về cách viết CV xin việc nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, nào là chuyên nghiệp, tỉ mỉ, có số liệu...
Tuy nhiên, CV xin việc thực tập ngân hàng thì lại cần viết theo một cách khác. JobOKO sẽ hướng dẫn bạn theo cách ngắn gọn nhưng dễ áp dụng nhất.
Một cách đơn giản nhất là bạn truy cập website Joboko.com, vào mục Tạo CV và chọn mẫu CV hoặc tìm CV xin việc thực tập trên JobOKO để ngay lập tức được giới thiệu mẫu phù hợp nhất. Ưu điểm của hình thức này là tất cả hoàn toàn miễn phí, trên trang có nhiều mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp và được điều chỉnh phù hợp với ngành ngân hàng cũng như đối tượng ứng viên ít/ không có kinh nghiệm như thực tập sinh ngân hàng. Bạn cũng có thể tìm thấy những bài chia sẻ cách viết sao cho CV hoàn hảo nhất.
Đối với các phần khác như chứng chỉ, giải thưởng, sở thích và hoạt động thì viết theo những gì bạn có, vì là sinh viên thực tập ngân hàng nên nhà tuyển dụng có thể sẽ đọc kỹ phần sở thích và hoạt động để đánh giá một phần tính cách của bạn xem có phù hợp hay không.
Một bản CV xin việc Thực tập sinh ngân hàng ấn tượng sẽ dễ "chinh phục" nhà tuyển dụng
Hiện nay, có rất nhiều vị trí thực tập ngân hàng, phổ biến nhất là:
Vai trò phổ biến nhất trong số các công việc ngân hàng là giao dịch viên. Một lưu ý là vị trí giao dịch viên, cho dù chỉ là thực tập sinh thì cũng thường có yêu cầu về ngoại hình của ứng viên. Thực tập ngân hàng trong vị trí giao dịch viên, bạn sẽ quen với các nghiệp vụ như chào đón khách hàng, giúp họ giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ làm thẻ, hồ sơ, đổi tiền, quản lý tiền mặt tại cây ATM...
Công việc của Nhân viên tín dụng còn được biết đến với tên gọi khác như nhân viên tư vấn tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
Về cơ bản thì đây là vị trí tuyển thực tập sinh nhiều nhất tại các ngân hàng thương mại và dĩ nhiên, với nhiều bạn sinh viên ngành tài chính ngân hàng thì rõ ràng đây cũng là cơ hội tốt để bắt đầu bước chân vào nghề. Thực tập trong vị trí nhân viên tín dụng khá là... có tính thách thức, qua đó nếu có năng lực, bạn sẽ thể hiện bản thân được rất nhiều. Nhiệm vụ chính gồm có: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn, tìm hiểu thông tin, lắng nghe khách hàng và giới thiệu các gói vay vốn phù hợp với họ, hỗ trợ hoàn thành hồ sơ và thủ tục vay vốn.
Một trong những công việc thực tập ngân hàng phổ biến nhất phải kể đến nhân viên telesales. Tưởng chừng như đơn giản chỉ bao gồm thực hiện các cuộc gọi nhưng thực chất, vị trí này lại khá áp lực và bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều: Sự am hiểu về các dịch vụ tín dụng, cho vay tín chậm, mở thẻ... của ngân hàng; tính kiên nhẫn và khả năng giữ bình tĩnh; chịu được áp lực về thời gian, KPI cũng như cách giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng.
Để trở thành nhân viên tư vấn đầu tư thì bạn sẽ phải học rất nhiều ngay từ khi đi thực tập ngân hàng. Một số nghiệp vụ, kỹ năng cần có của vai trò này là nghiên cứu về các dự án đầu tư, có kiến thức chuyên môn vững chắc, tư vấn các giải pháp tài chính hợp lý cho khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ, giải pháp tài chính do ngân hàng cung cấp, giới thiệu về các gói cho vay...
Các vị trí Ngân hàng tuyển Thực tập sinh phổ biến
Bộ phận thanh toán quốc tế ở ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng khi giao thương quốc tế quốc tế ngày càng phát triển. Nếu thực tập ngân hàng trong vai trò này, bạn sẽ được học cách tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, giải quyết những khiếu nại và trả lời câu hỏi của khách hàng về dịch vụ, giải quyết vấn đề phát sinh trong quy trình thanh toán quốc tế, chuyển và nhận tiền từ nước ngoài...
Nhân viên kiểm toán nội bộ là vị trí thường không tuyển nhiều và phù hợp cho các bạn học kế toán - kiểm toán hơn. Nhìn chung, nhiệm vụ của vai trò này là đánh giá nội bộ các hoạt động, giấy tờ, sổ sách trong ngân hàng; đối chiếu với quy định của Nhà nước, phát hiện sai sót, giám sát và báo cáo. Tuy nhiên, vì thực tập sinh ngân hàng chưa có kinh nghiệm nên ít khi thực sự được tiếp cận đầy đủ với tài liệu và nghiệp vụ ở vai trò nhân viên kiểm toán nội bộ, thường chỉ là hỗ trợ nhân viên, chuyên viên chính thức và thực hiện một số phần nhỏ trong tổng thể công việc.
Nhân viên vận hành là có nhiệm vụ quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả. Với vai trò này thì bạn sẽ: Giám sát, điều phối hoạt động hàng ngày của ngân hàng, đảm bảo sự phối hợp tốt nhất của nhân viên trong phòng ban và giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và công việc của ngân hàng diễn ra trôi chảy. Bên cạnh đó, nhân viên vận hành cũng sẽ kiểm tra hoạt động tài chính ngân hàng, vừa hỗ trợ, điều phối nhân viên lại vừa hỗ trợ khách hàng.
Lưu ý là công việc nhân viên vận hành bận rộn và khá áp lực, cần người có trình độ chuyên môn lại có kỹ năng hành chính văn phòng, đa tác vụ nên ít tuyển thực tập sinh. Nếu có được trải nghiệm trong vai trò này thì về cơ bản bạn cũng sẽ chỉ làm một số nhiệm vụ hỗ trợ.
Yêu cầu với mỗi vị trí Thực tập ngân hàng khác nhau
Có rất nhiều bạn trẻ học tài chính ngân hàng với mục tiêu sự nghiệp là trở thành nhân viên hoặc chuyên viên phân tích tài chính. Tuy nhiên, công việc này cũng cần trình độ chuyên môn cao và kỹ năng công nghệ, tầm nhìn nên khi đi thực tập thì không dễ. Bạn sẽ phân tích số liệu, thông tin khách hàng, đánh giá và tìm cách mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng qua việc đưa ra lời khuyên cho bộ phận tiếp xúc với khách hàng; phát triển hệ thống quản trị, thông tin của ngân hàng...
Ngân hàng là một tổ chức, "doanh nghiệp" kinh doanh tài sản, cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản. Giá trị các khoản vay, đầu tư càng lớn thì rủi ro càng nhiều. Cũng vì thế mà những vị trí như nhân viên quản lý rủi ro rất quan trọng. Cho dù chỉ mới là thực tập ngân hàng thì bạn cũng sẽ được tham gia vào các quá trình: Phân tích, đánh giá rủi ro của các khoản đầu tư dựa trên lịch sử tín dụng của khách hàng và các yếu tố khách quan khác; xây dựng quy trình đánh giá rủi ro, phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro; đảm bảo các chính sách hạn chế rủi ro được thực hiện ở tất cả chi nhánh của ngân hàng...
Ngoài các vị trí chuyên môn dành cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ngành Tài chính - Ngân hàng thì các ngân hàng cũng có thể tuyển những công việc văn phòng của khối hành chính nhân sự, tuyển dụng, tuyển thực tập ngân hàng vị trí kế toán...
Hàng năm, phần lớn các ngân hàng sẽ có một vài đợt tuyển thực tập sinh. Tại JobOKO, bạn dễ dàng tìm việc thực tập sinh tại các ngân hàng với bộ từ khóa:
Có những Ngân hàng nào thường tuyển Thực tập sinh?
Môi trường làm việc tại các ngân hàng đều được đánh giá là chuyên nghiệp và áp lực vì nhịp độ nhanh, bận rộn, yêu cầu với nhân sự đều khá cao. Cho dù chỉ là thực tập thì bạn cũng sẽ phải học được kỹ năng chăm sóc khách hàng, giao tiếp khéo léo ngay cả khi phải xử lý các công việc với nghiệp vụ phức tạp và áp lực thời gian.
Hiểu được điều đó, bạn sẽ có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn và sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn cũng như làm tốt hơn sau khi được nhận. Để phỏng vấn thành công cho vị trí thực tập ngân hàng, bạn nên chú ý:
Thực tập ngân hàng là một cơ hội tốt để bạn bước đầu được tiếp xúc và rèn luyện trong môi trường thực tế, thử xem mình phù hợp với vai trò nào, định hướng tốt hơn cho tương lai. Hãy cân nhắc kỹ các ngân hàng mục tiêu, các vị trí bạn cảm thấy hứng thú và chuẩn bị thật tốt từ bước tạo CV nhé. Chúc bạn thành công!
MỤC LỤC:
1. Thực tập ngân hàng là làm gì? có lương không?
2. Cách xin thực tập tại ngân hàng
3. 9 vị trí Thực tập ngân hàng phổ biến nhất
4. Danh sách các Ngân hàng tuyển Thực tập Sinh
5. Mẹo tham gia phỏng vấn Thực tập ngân hàng
Đọc thêm: Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? cơ hội việc làm ra sao?
Đọc thêm: Ngành ngân hàng - Nghề hot liệu có ngọt?