Với hàng trăm đối thủ nặng ký, bạn cần phải giới thiệu sao cho độc đáo để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết giới thiệu bản thân trong CV, giúp chứng minh rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đang tuyển.
Làm thế nào để làm nổi bật mô tả về bản thân trong CV
Bạn đã bao giờ tự hỏi cách tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi viết CV chưa? Giới thiệu bản thân trong CV không chỉ đơn thuần là liệt kê kỹ năng và kinh nghiệm. Hãy cùng khám phá những bí quyết để tạo nên một bản CV ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.
Các mẫu CV có sẵn hiện nay đều có phần hình ảnh và đó cũng là phần mà mọi nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến đầu tiên ngay khi mở CV của ứng viên.
Bạn nên chọn ảnh phù hợp - lịch sự nhưng không quá nghiêm túc, cứng nhắc và thể hiện một phần phong cách của bạn - hình ảnh bản thân mà bạn muốn tự giới thiệu đến nhà tuyển dụng. Không nhất định phải mặc vest cho thật già dặn nhưng cũng tuyệt đối tránh ảnh mặc đồ "thiếu vải", mặc áo phông lòe loẹt hay lấy ảnh chụp cả người hay ảnh mà phong cảnh chiếm tỷ lệ quá lớn. Ngoài ra, ảnh phải thật rõ nét, nhìn rõ mặt, không tạo dáng khác lạ hay quá trẻ con.
Thông tin cá nhân là một phần quan trọng trong CV, vì nếu thông tin ghi không chính xác, CV có hoàn hảo tới đâu thì cơ hội trúng tuyển cũng bằng 0%:
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là phần quan trọng để bạn giới thiệu bản thân trong CV xin việc. Trong 2 - 3 câu ngắn gọn, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những lý tưởng, mục tiêu phấn đấu trong sự nghiệp. Tốt nhất là hãy chia thành những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sao cho hợp lý để có thể triển khai một cách dễ dàng hơn.
Mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng nhà tuyển dụng chú ý đến
Trong phần này, hãy liệt kê quá trình học tập của bản thân theo trình tự thời gian. Đừng quên những thành tích mà bạn đã đạt được trong quá trình đó để nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nhất về năng lực của bạn.
Nếu đã có nhiều năm công tác trong nghề, hãy liệt kê lại các vị trí có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn không nên chỉ liệt kê những việc mà mình đã làm mà hãy bổ sung cả những thành tích mà bạn đã đạt được trên cương vị đó.
Với những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì có thể tập trung vào phần kỹ năng hoặc trình độ học vấn. Thay vì thành tích trong công việc, hãy liệt kê những kết quả đã đạt được khi còn đi học và cả những giải thưởng, bằng khen nếu có.
Những kỹ năng mà nhà tuyển dụng quan tâm bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bạn nên căn cứ vào bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng để xem họ yêu cầu gì ở ứng viên, từ đó có thể liệt kê những kỹ năng phù hợp nhất. Bạn không nên liệt kê tràn lan tất cả các kỹ năng; thay vào đó, hãy chọn lọc những thông tin quan trọng nhất và có giá trị nhất.
Hầu hết chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng đều khuyên rằng CV xin việc chỉ nên dài 1 trang A4. Những CV dài đến 2 - 3 trang thường sẽ không để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng. Họ đều là những người bận rộn và sẽ không có nhiều thời gian để đọc hết những bản CV xin việc lan man, không có trọng tâm.
Đừng chỉ liệt kê những kinh nghiệm làm việc hay thành tích một cách chung chung mà hãy sử dụng các con số để chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, đây phải là những con số chính xác từ thực tế công việc chứ không phải do bạn phóng đại lên.
Ví dụ: Xử lý trung bình 50 cuộc gọi mỗi ngày và chuyển đổi 30% thành đơn hàng.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu như CV của bạn có được những thuật ngữ chuyên ngành hay những từ khóa đã được nêu trong bản mô tả công việc. Nếu như bạn thấy mình đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra trong bản mô tả công việc thì hãy sử dụng chính ngôn ngữ của họ để thể hiện bản thân thay vì sử dụng những từ ngữ khác với ý nghĩa tương đương.
Cách làm CV giới thiệu bản thân gây thiện cảm với nhà tuyển dụng
Để CV xin việc tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần tuyệt đối tránh những lỗi sau:
Tôi là ứng viên tự tin và năng động, đang tìm kiếm cơ hội để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Sales. Với 2 năm kinh nghiệm làm sales và kỹ năng giao tiếp tốt, tôi mong muốn được làm việc tại một môi trường năng động, chuyên nghiệp, đóng góp vào sự thành công của công ty.
Là sinh viên mới ra trường, tràn đầy nhiệt huyết và sẵn sàng thử thách bản thân, em mong muốn được làm việc tại môi trường trẻ trung, năng động và sáng tạo, nơi em có thể học hỏi và phát triển bản thân trong lĩnh vực Kinh doanh - Bán hàng.
I am a highly motivated and skilled IT professional with a passion for technology and problem-solving. With a solid background in computer science and extensive experience in software development, I am eager to contribute my expertise to innovative projects in the IT industry.
Tạm dịch: Tôi là một chuyên gia IT nhiệt huyết, có kỹ năng chuyên môn, đam mê với công nghệ và có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Với nền tảng vững chắc về khoa học máy tính và kinh nghiệm dày dặn trong phát triển phần mềm, tôi mong muốn được đóng góp kiến thức chuyên môn của mình vào các dự án sáng tạo trong ngành công nghệ thông tin.
Tôi là một chuyên viên Marketing sáng tạo, đam mê trong việc thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu. Với kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực marketing số, tạo nội dung và quản lý chiến dịch, tôi cam kết mang lại các chiến lược hiệu quả .
Để giới thiệu bản thân trong CV xin việc không phải là điều đơn giản nhưng cũng không quá khó khăn. Chỉ cần bạn thực sự nghiêm túc với nó, đọc kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng và tuân thủ các nguyên tắc khi viết CV xin việc, bạn chắc chắn sẽ thành công.
MỤC LỤC:
I. Bật mí cách giới thiệu bản thân trong CV để NTD khó quên
II. 3 mẹo viết mục giới thiệu bản thân "hạ gục" NTD
III. 4 lỗi sai cần tránh khi viết giới thiệu bản thân trong CV
IV. Mẫu giới thiệu bản thân trong CV để nhà tuyển dụng đánh giá cao
Đọc thêm: Bạn đã biết cách viết tiêu đề CV xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ giây đầu tiên?
Đọc thêm: Phân biệt "kỹ năng cứng" và "kỹ năng mềm" trong CV