Thực tập là cơ hội quý giá để sinh viên có được kinh nghiệm thực tiễn ngay khi còn trong trường lớp. Đôi khi, những người mới ra trường cũng lựa chọn đi thực tập để học hỏi trước khi xin việc làm toàn thời gian. Vì hầu hết ứng viên thực tập sinh đều chưa có kinh nghiệm nên có thể vấp phải những khó khăn ngay từ bước đầu tiên: Viết CV. CV là tài liệu mà bạn chủ động gửi cho nhà tuyển dụng để giới thiệu về bản thân và nếu biết cách viết CV thì cơ hội xin thực tập thành công gần như đã thuộc về bạn.
Mẹo viết CV xin việc thực tập ấn tượng, chuyên nghiệp
CV xin thực tập chắc chắn sẽ có những điểm khác biệt so với CV xin việc làm chính thức, bao gồm cả những thông tin quan trọng mà bạn đưa vào CV. Nhà tuyển dụng không kỳ vọng vào một thực tập sinh có thể tự mình giải quyết toàn bộ công việc, thay vào đó, họ sẽ muốn người trẻ chăm chỉ, ham học hỏi, chủ động và tích cực.
Trước khi viết CV xin thực tập, bạn cần xác định rõ nhà tuyển dụng coi trọng thông tin, nội dung nào để viết đúng trọng tâm trong CV. Cụ thể, thông tin đó là ngành học, GPA - điểm trung bình học tập (vì hầu hết các bạn chưa có kinh nghiệm) và tố chất trung thực, nhiệt huyết. Một ứng viên không ngại các nhiệm vụ dù đơn giản hay phức tạp hơn, sẵn sàng hỏi khi chưa biết, sửa khi được yêu cầu... chắc chắn sẽ là thực tập sinh mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển.
Ngày nay, thế hệ trẻ thường hoạt động rất năng nổ hoặc có hình ảnh tích cực trên mạng xã hội. Đó cũng là lý do mà nhiều bạn nhận được lời khuyên hãy dẫn link Facebook, Instagram vào CV xin việc, CV xin thực tập ở phần thông tin cá nhân. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng chỉ làm việc này nếu bạn xin vào các vị trí truyền thông, báo chí, marketing, thiết kế... và trang cá nhân hay fanpage, blog của bạn hữu ích cho công việc. Ngược lại, hãy bỏ qua, viết đầy đủ họ tên, tuổi, số điện thoại và email.
Nắm được cách viết các mục trong CV xin việc thực tập sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Chắc chắn, mục tiêu của thực tập sinh vai trò lập trình viên sẽ khác với mục tiêu của thực tập sinh biên dịch. Mỗi người có thể muốn học hỏi về một lĩnh vực khác nhau, muốn đạt được các thành tựu khác nhau trong sự nghiệp - thậm chí còn chưa chính thức bắt đầu của mình. Dù bạn viết vào CV xin thực tập những gì thì cũng hãy tập trung vào kỳ vọng thuận lợi ứng tuyển vào môi trường tốt, thuận lợi thực tập và hoàn thành chương trình; sau đó, hãy nói về mong muốn được hoàn thiện bản thân, được có cơ hội trở thành nhân viên của công ty...
Gợi ý:
Với nhà tuyển dụng, học vấn của thực tập sinh là một trong những thông tin quan trọng nhất trong CV. Các doanh nghiệp, tổ chức muốn biết ứng viên có kết quả học tập thế nào? Có điểm mạnh ở phần nào trong chương trình học. Vì chưa tốt nghiệp hoặc vừa ra trường, bạn nên viết cẩn thận cả chuyên ngành và GPA tốt nghiệp hoặc điểm trung bình chung tính đến thời điểm hiện tại (hoặc học kỳ trước, năm trước).
Gợi ý: Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (2017 - nay)
Kinh nghiệm chưa bao giờ là một phần được yêu thích trong CV xin việc thực tập sinh. Cả bạn và nhà tuyển dụng đều biết rằng không nên kỳ vọng gì nhiều vào nội dung này. Thế nhưng, thực tế thì rất nhiều sinh viên từ năm nhất đã đi làm thêm, gia sư, làm phục vụ hay bắt đầu một số dự án cá nhân (kinh doanh online, lập trình, thiết kế...). Nếu không muốn bối rối khi viết CV, bạn hãy chú ý tích lũy kinh nghiệm từ sớm. Vì đặc trưng của CV xin việc thực tập nên phần này có thể ngắn gọn khoảng 2 kinh nghiệm, trải nghiệm.
Gợi ý: Công ty dịch thuật ABC, CTV dịch thuật (2/2019 - nay).Có một thực tế là sinh viên và các bạn trẻ ngày nay năng động hơn rất nhiều, thường có sự chủ động và nhận thức được tầm quan trọng của việc tự rèn luyện, học hỏi thêm nhiều kỹ năng cũng như phát triển bản thân. Không chỉ là các kỹ năng xã hội như giao tiếp khéo léo, biết đoán ý tứ, cư xử trưởng thành mà các kỹ năng xu hướng, có thể có ích trong nhiều nghề nghiệp như ngoại ngữ, công nghệ, thiết kế,... đều được chú tâm.
Điều này cũng giúp ứng viên tự tin hơn khi viết CV xin thực tập và cả trong quá trình làm công việc thực tập hay toàn thời gian sau này. Tùy vào vị trí thực tập cụ thể, bạn hãy liệt kê các kỹ năng mà mình cho là quan trọng nhất với vai trò đó.
Gợi ý viết kỹ năng trong CV xin thực tập biên dịch:
Ở nhiều CV xin việc các vai trò chuyên nghiệp, cho người có kinh nghiệm, ứng viên thường được khuyên có thể viết hoặc ẩn phần hoạt động. Tuy nhiên, với CV xin việc thực tập sinh thì đây lại là phần không thể bỏ qua và không nên bỏ qua. Bằng cách viết vào CV các hoạt động ngoại khóa trong trường hoặc cả ngoài trường, bạn sẽ cho thấy được sự nhiệt huyết, năng động của mình và hơn thế nữa là các kỹ năng chuyển đổi như làm việc nhóm, giao tiếp, hỗ trợ,...
Chứng chỉ ngoại ngữ, Digital Marketing, thiết kế đồ họa, SEO,... là một số ít trong rất nhiều loại chứng chỉ mà sinh viên đại học có thể bắt đầu học, thi lấy từ khi mới vào trường. Sự nghiêm túc học thêm điều mới, kỹ năng mới sẽ cực kỳ có ý nghĩa khi bạn cần đưa thông tin vào CV xin thực tập hay khi đi xin việc sau khi đã ra trường. Nếu sở hữu một hoặc vài chứng chỉ, bạn hãy tự tin đưa vào CV nhé.
Cũng gần tương tự như phần hoạt động, sở thích bạn chia sẻ với nhà tuyển dụng trong CV xin thực tập là một cách khéo léo để bạn thể hiện tính cách của mình. Có nhiều nhà tuyển dụng ra quyết định dựa trên việc ứng viên có tính cách phù hợp với công việc hay không, và đôi khi lại dùng các biểu hiện, tính cách để xem có hợp với môi trường, văn hóa công ty không. Khi viết phần này, bạn nên dựa vào sở thích thực sự của mình nhưng lựa chọn xem sở thích nào thì có thể kết nối tốt nhất với vị trí.
Đối với phần giải thưởng, bạn có thể ghi khi có giải thưởng về học tập và hoạt động ngoại khóa, còn không, tốt nhất là ẩn phần này khỏi CV xin thực tập. Trong khi đó, thông tin tham chiếu bạn đề cập chỉ cần thông tin của cố vấn học tập hoặc giảng viên hướng dẫn trong khoa.Cho dù tuyển nhiều hay ít, làm việc trong 6 tháng hay chỉ 2 tháng ngắn ngủi theo chương trình thực tập của trường, nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển người làm được việc (dù là các nhiệm vụ đơn giản). Các yêu cầu chi tiết sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, tổ chức và từng lĩnh vực nhưng tiêu chuẩn tuyển dụng thực tập sinh cơ bản thường là:
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Ngôn ngữ trong CV xin thực tập khác với cách viết học thuật. Đừng cố biến CV của bạn thành một bài luận, thay vào đó, hãy bắt tay vào phát triển ngữ pháp chuẩn cho CV. Hãy nhớ, mục đích của CV xin thực tập là thể hiện trình độ và kỹ năng làm việc, kinh nghiệm liên quan đến vị trí xin thực tập. Nhà tuyển dụng chỉ dành tối đa khoảng 30 giây để đọc lấy thông tin chính trong CV của bạn nên nếu viết quá dài, có nhiều lỗi thì bạn gần như sẽ bị loại ngay lập tức.
Cần liệt kê những gì trong CV xin việc thực tập?
Cuối cùng, bạn hãy dành nhiều thời gian để kiểm tra lại CV xin thực tập và xem có thể cải thiện nội dung hay câu cú hay không. Bạn cũng có thể nhờ thầy cô hoặc người quen, người thân đánh giá và sửa CV giúp để đảm bảo CV ở tình trạng tốt nhất, phù hợp nhất khi gửi tới nhà tuyển dụng.
Để có thể chinh phục nhà tuyển dụng và có được vị trí thực tập lý tưởng, tốt hơn là có được công việc ngay khi kết thúc thực tập, bạn cần thành thạo cách viết CV xin thực tập. Tuân thủ một số nguyên tắc kể trên có thể đủ để bạn tạo ra một bản CV chuyên nghiệp, độc đáo và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như một ứng viên thực tập sinh năng động, nhiều tiềm năng và triển vọng. Hiện nay, có đa dạng cách viết CV ngoài tạo online nên bạn cũng có thể tìm hiểu và áp dụng. Các mẫu CV xin việc viết tay cũng mang đến những ưu điểm riêng và tạo ấn tượng đặc biệt nếu bạn biết cách sử dụng đúng.
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin thực tập
II. Mẫu CV xin thực tập
III. Cách viết CV xin thực tập
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng thực tập sinh
V. Lưu ý khi viết CV xin thực tập