Tham gia phỏng vấn sale, kinh doanh cần chuẩn bị những gì?
Việc chuẩn bị trước buổi phỏng vấn là rất cần thiết trong mọi cuộc phỏng vấn, đặc biệt đối với dân sale và kinh doanh. Bạn nên tìm hiểu chi tiết về công ty, vị trí ứng tuyển, những vấn đề liên quan, hãy đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, chứng tỏ cho họ biết bạn thật sự nghiêm túc cho buổi phỏng vấn và công việc của mình.
Ngoài kiến thức về kinh doanh bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho cả trang phục và chắc chắn sự xuất hiện của bạn sẽ phù hợp với môi trường làm việc tại công ty. Bạn hãy ăn mặc gọn gàng, trang điểm nhẹ nhàng, dễ nhìn, không dùng nước hoa quá mùi...
Khi đi phỏng vấn bạn hãy chuẩn bị cho mình CV xin việc chi tiết, trong đó cần thể hiện được ý muốn làm việc của mình. Hãy điều chỉnh sơ yếu lý lịch và thông tin liên quan đến vị trí sale, kinh doanh mà doanh nghiệp tuyển dụng một cách chuyên nghiệp. Hãy tận dụng cơ hội để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong mọi trường hợp.
Đối với dân sales, hầu như ai cũng có thể khéo ăn nói, giỏi giao tiếp. Thế nhưng, bạn lấy gì để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có năng lực thực tế? Cách tốt nhất là bạn nên đề cập tới các thành tích, thành tựu mình đạt được trong các công việc trước đây, chẳng hạn như mức tăng trưởng doanh số (bao nhiêu%), tổng doanh thu đạt vị trí số 1, giải thưởng nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất năm...
Nếu bạn là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể nói đến những thành tích trên ghế nhà trường hoặc hãy đưa ra đề nghị với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ thành công nếu họ cho bạn cơ hội làm việc. Chắc chắn nếu bạn nói được làm được, nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ từ chối điều đó.
Khi tham gia phỏng vấn sale, kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra những thử thách về mọi vấn đề trong kinh doanh. Bạn hãy sử dụng kiến thức của mình và trả lời thông minh nhất những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Bí quyết phỏng vấn sale, kinh doanh đạt hiệu quả trúng tuyển cao
Chắc chắn rằng đối với ngành sale, kinh doanh khi ở một môi trường mới bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, từ vị trí thấp nhất. Bạn cũng không nên nản lòng bởi nếu nghề phù hợp với bản thân và bạn có niềm đam mê thì chắc chắn sẽ sớm thành công và có kết quả công việc xứng đáng.
Đừng bỏ cuộc nếu bạn bị lỡ với các buổi phỏng vấn, hãy nắm bắt cơ hội và tự tin đối mặt, trao đổi trực tiếp mọi vấn đề với nhà tuyển dụng. Nếu bạn bị từ chối nhưng bạn thật sự yêu thích và muốn thử công việc đó thì hãy kiên trì viết thư hoặc gửi mail cho nhà tuyển dụng thể hiện sự cố gắng của bản thân nếu được nhà tuyển dụng cho cơ hội.
Bên cạnh một số kinh nghiệm phỏng vấn sale, kinh doanh cùng những câu hỏi thường gặp trên đây các bạn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa các câu hỏi phỏng vấn cho nhân viên kinh doanh để trau dồi thêm cho mình kinh nghiệm giúp buổi phỏng vấn đạt kết quả cao.
Rất nhiều những thông tin hữu ích về kinh nghiệm phỏng vấn với các chuyên ngành khác nhau. Bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí sale, kinh doanh thì có thể tham khảo thêm câu hỏi tình huống nhân viên kinh doanh để có thể hiểu thêm về cách trả lời và ứng xử trong buổi phỏng vấn.
MỤC LỤC:
I. Những kinh nghiệm phỏng vấn sale, kinh doanh
II. Một số câu hỏi phỏng vấn sale, kinh doanh thường gặp
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh "chinh phục" nhà tuyển dụng
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh giỏi phải có mối quan hệ rộng?