Để thành công trong công việc và cuộc sống, bạn cần phải biết quản lý bản thân mình thật hiệu quả. Mỗi người thành đạt đều có một số kỹ năng "then chốt" làm kim chỉ nam để giúp họ hoàn thiện bản thân mình như: Kỹ năng lãnh đạo bản thân, kỹ năng thuyết trình,... Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là kỹ năng quản lý bản thân. Vậy kỹ năng quản lý bản thân là gì, bạn đọc hãy cùng chuyên trang tuyển dụng
tìm hiểu qua bài viết sau.
Một người làm chủ bản thân, có kỹ năng quản lý bản thân biết: Mình muốn gì, không muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu, sự kiên định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần thiết, lường trước những hậu quả xấu có thể xảy ra và tìm được giải pháp khắc phục, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Ngoài kỹ năng quản lý bản thân ra thì
kỹ năng quản lý thời gian cũng là điều vô cùng cần thiết để mình chủ động hơn trong công việc.
Xem thêm: Cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo bản thân I. Quản lý bản thân là gì?
Quản lý bản thân có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động của mình và cố gắng thực hiện mọi việc tốt nhất có thể. Kỹ năng này cho thấy bạn có thể tự tổ chức và đưa ra ý tưởng của riêng mình cho bất kỳ dự án hay công việc
teamwork nào. Đây là kỹ năng mà ai cũng nên có trong cuộc sống cũng như công việc.
Quản lý bản thân bao gồm 3 kỹ năng quan trọng đó là Chủ động, Tổ chức và Tính trách nhiệm.
1. Chủ động
Chủ động có nghĩa là bạn sẽ tự làm việc mà không cần ai nhắc nhở. Bạn có thể thể hiện điều này bằng cách tự suy nghĩ và hành động khi cần thiết. Bạn sẽ phải dùng cái đầu của mình và tạo động lực để đạt được mọi thứ. Sự chủ động đòi hỏi sự tin tưởng vào chính mình bởi vì bạn sẽ cần phải kiên trì và có động lực để phá cách, giải quyết vấn đề hoặc làm mọi việc mà không cần ai nhắc nhở. Dù bạn ứng tuyển vào bất cứ việc làm nào thì sự chủ động sẽ luôn mang đến thành quả tích cực.
2. Tổ chức
Nếu là người có tổ chức trong cuộc sống cũng như công việc thì điều đó có nghĩa là bạn có thể lên kế hoạch về thời gian và những việc bạn phải làm. Bạn sẽ biết việc gì là quan trọng nhất, việc gì cần làm trước và việc gì mất thời gian nhất.
Kỹ năng tổ chức công việc này cũng liên quan đến khâu chuẩn bị những thứ bạn cần. Vì vậy, nếu biết mình sẽ cần một số công cụ hoặc thông tin gì đó để hoàn thành một nhiệm vụ, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bạn bắt đầu.
3. Tính trách nhiệm
Kỹ năng này có nghĩa là bạn sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ mà bản thân mình nghĩ ra hoặc làm.
II. Tại sao các kỹ năng quản lý bản thân lại quan trọng?
Quản lý bản thân rất quan trọng vì nó có thể đem đến những thay đổi lớn cho cuộc sống của bạn.
1. Tại sao kỹ năng chủ động lại quan trọng?
Nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những nhân viên có thể phản hồi và giải quyết tốt các vấn đề. Vì vậy, việc bạn gây ấn tượng với họ bằng cách thể hiện sự chủ động hay là
kỹ năng đàm phán của mình cũng rất hữu ích khi bạn ứng tuyển công việc và phỏng vấn. Chủ động cũng là kỹ năng sống rất quan trọng, rèn luyện được kỹ năng này, biết đâu trong tương lai bạn sẽ có khả năng để trở thành quản lý hoặc vị trí cao hơn.
2. Tại sao kỹ năng tổ chức lại quan trọng?
Kỹ năng này cải thiện việc làm và cả cuộc sống của bạn. Những người có kỹ năng tổ chức sẽ biết lập danh sách, lên lịch hoặc nhật ký và có thể tự quản lý trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công việc. Kỹ năng này còn giúp bạn chuyên nghiệp hơn và hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Nhà tuyển dụng thực sự coi trọng kỹ năng tổ chức vì họ biết bạn sẽ làm việc hiệu quả và hoàn thành công việc đúng hạn. Kỹ năng này cũng cho thấy bạn quan tâm đến công việc của bạn như thế nào. Đặc biệt, khi bạn là người lãnh đạo như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng,... thì kỹ năng tổ chức lại càng cần thiết.
Cần rèn luyện kỹ năng giúp quản lý bản thân và tinh thần tự tôn để làm việc hiệu quả 3. Tại sao tính trách nhiệm lại quan trọng?
Nếu là người có trách nhiệm và có thái độ lạc quan, bạn sẽ được mọi người tin tưởng và giao phó công việc. Trong khi đi làm cũng vậy, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ coi trọng công việc họ giao cho bạn và coi đó là cơ hội để họ có thể được tin tưởng để giao cho bạn những công việc quan trọng hơn trong tương lai.
III. Làm thế nào để hình thành và cải thiện kỹ năng quản lý bản thân?
1. Nâng cao tính chủ động
Bạn có thể làm điều này bằng cách:
- Khởi động một dự án: Bạn sẽ tự nghĩ ý tưởng và nỗ lực hoàn thành nó.
- Tham gia một khóa học trong thời gian rảnh: Hãy lựa chọn các kỹ năng mềm và kiến thức để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có động lực và sẵn lòng làm mọi việc.
- Tham gia tình nguyện: Việc này giúp bạn nổi bật và phát triển kỹ năng.
Xem thêm: Cách cải thiện kỹ năng quan sát của bản thân 2. Phát triển kỹ năng tổ chức
- Tự đặt deadline cho các dự án: Lập kế hoạch về cách bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình và thời gian cũng như thứ tự thực hiện.
- Sử dụng một công cụ lên kế hoạch giúp bạn quản lý nhật ký, nhiệm vụ và thông tin quan trọng.
- Hình thành một thói quen: Hình thành một thói quen vào buổi sáng để đảm bảo bạn đã sẵn sàng cho ngày sắp tới.
3. Phát triển tính trách nhiệm
- Coi nhiệm vụ được giao là do chính mình đặt ra: Khi được giao một nhiệm vụ bởi người khác, đừng nghĩ rằng đó là nhiệm vụ mà ai đó đã giao cho bạn mà hãy nói với chính mình: "Đây là nhiệm vụ của tôi. Niềm đam mê tôi đặt vào nhiệm vụ này phản ánh tôi là người như thế nào, và tôi luôn tự hào về những gì tôi làm".
- Làm mọi thứ tốt nhất có thể: Nếu bạn được giao một nhiệm vụ và bạn chưa làm tốt, hãy nghĩ thêm những giải pháp để làm tốt hơn như tham khảo ý kiến mọi người, nghĩ vấn đề theo hướng mới,...
Khi có được kỹ năng quản lý bản thân, bạn cũng sẽ cải thiện được
kỹ năng phát triển bản thân và sự nghiệp. Bởi sẽ không ai có thể giúp bạn thành công khi bản thân không biết tự ý thức, nhận thức đúng đắn. Do vậy, muốn có sự nghiệp, tương lai tươi sáng, bạn cần phải đặt mục tiêu, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy hoặc khắc phục.
Một trong những kỹ năng góp phần mang đến sự thành công cho sự nghiệp và phát triển bản thân mỗi người không thể không nhắc đến đó là kỹ năng quản lý thời gian. Cá nhân nào biết sắp xếp thời gian, việc làm hợp lý sẽ có nhiều cơ hội làm mọi việc và trải nghiệm nhiều thử thách mới. Vì vậy, nếu bạn chưa biết quản lý thời gian hợp lý như thế nào thì có thể theo dõi bài viết mà JOBOKO chia sẻ. Bạn đọc có ý kiến hay góp ý gì, vui lòng để lại ý kiến dưới phần bình luận của bài viết!