Là người đứng đầu, kiểm soát dự án, Quản lý Dự án có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Vì vậy, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi Quản lý Dự án có những kỹ năng, tố chất phù hợp để đáp ứng yêu cầu trong mô tả công việc tốt nhất.
Quản lý Dự án thường không cần thực hiện các nhiệm vụ thực hành liên quan đến dự án nhưng họ phải là người chịu trách nhiệm chung, điều phối và giám sát dự án nên vẫn phải có kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực. Ví dụ, nhà tuyển dụng cho công ty xây dựng thường tìm Quản lý Dự án có bằng cấp
Kỹ sư xây dựng hoặc tương đương.
Quản lý dự án đảm nhận công việc gì?
I. Những việc làm dự án HOT
Đối với lĩnh vực dự án không chỉ có quản lý dự án mà có rất nhiều vị trí công việc khác nhau, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo cũng như lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.
- Giám sát công trình nội thất.
- Cán bộ dự án.
- Quản lý dự án truyền thông.
- Nhân viên dự toán M&E.
- Kỹ sư dự án.
- Kỹ sư giám sát dự án.
- Kỹ thuật dự án.
- Giám đốc dự án.
- Quản lý dự án nội thất.
II. Mô tả công việc của Quản lý Dự án
Quản lý Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong dự án để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu, thời hạn và lịch trình của dự án đều đi đúng hướng. Trách nhiệm của Quản lý Dự án bao gồm gửi các sản phẩm dự án, chuẩn bị báo cáo trạng thái và thiết lập các kế hoạch truyền thông dự án hiệu quả.
- Quản lý, giám sát tổng thể các dự án - từ nhân sự, ngân sách, kế hoạch, nguyên vật liệu và tiến độ dự án.
- Phối hợp với các thành viên trong nhóm để đảm bảo rằng tất cả các bên đang đi đúng hướng với các yêu cầu, thời hạn và lịch trình của dự án.
- Gặp gỡ với các thành viên trong nhóm dự án để xác định và giải quyết các vấn đề.
- Đệ trình dự án, bàn giao và đảm bảo rằng các bên đều tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng.
- Chuẩn bị báo cáo trạng thái bằng cách thu thập, phân tích và tóm tắt thông tin liên quan.
- Thiết lập kế hoạch truyền thông dự án hiệu quả và đảm bảo thực hiện chúng một cách tốt nhất.
- Xử lý kịp thời khi có các thay đổi, tình huống phát sinh, đảm bảo rằng tất cả các bên được thông báo về những thay đổi mới nhất, từ đó theo tiến độ và ngân sách.
- Phối hợp xây dựng quy trình hướng dẫn, tài liệu đào tạo và các tài liệu khác khi cần để thúc đẩy dự án.
- Xác định và phát triển các cơ hội mới với khách hàng.
- Có được sự chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm dự án.
- Đàm phán, thuyết phục và chăm sóc khách hàng trong toàn dự án, đặc biệt là những giai đoạn chuyển tiếp.
- Tiến hành đánh giá dự án và xác định điểm mạnh, điểm yếu.
- Chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án.
Kỹ năng Quản lý dự án cần có
III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Quản lý Dự án
Một ứng viên xuất sắc cho vị trí Quản lý Dự án cần phải có kinh nghiệm đã được chứng minh trong quản lý dự án và khả năng lãnh đạo các nhóm dự án có quy mô khác nhau. Chứng chỉ Quản lý dự án (PMP) sẽ được coi một lợi thế rất lớn.
- Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ ngành kỹ sư, xây dựng hoặc liên quan.
- Khả năng lãnh đạo, làm việc dưới áp lực.
- Hiểu biết sâu sắc về phương pháp quản lý dự án chính thức.
- Có kinh nghiệm làm quản lý dự án xây dựng, quản lý dự án công nghệ thông tin hoặc quản lý dự án doanh nghiệp khác.
- Kỹ năng quản lý thời gian để đáp ứng thời hạn cho các dự án phụ trách.
- Hiểu biết về triển khai dự án doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm giám sát dự án.
- Kinh nghiệm quản lý ngân sách.
- Khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin.
- Kỹ năng máy tính, làm việc với các phần mềm quản lý ngân sách và phần mềm hợp tác.
Mô tả công việc Quản lý Dự án với đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu đối với ứng viên cho phép nhà tuyển dụng dễ dàng chọn lọc ra người phù hợp nhất dựa trên tiêu chuẩn được định hình từ trước. Ứng viên cũng căn cứ vào bản mô tả này để tự đánh giá và ra quyết định có gửi CV ứng tuyển hay không. Khi đã cảm thấy mình đủ khả năng để ứng tuyển thì hãy tạo cho mình một bản CV xin việc ấn tượng để gửi tới nhà tuyển dụng nhanh chóng.
Quản lý dự án là công việc đòi hỏi trình độ cao và kỹ năng chuyên môn tốt nên không phải ai cũng có thể đáp ứng. Do đó, có rất nhiều cơ hội việc làm khác cho bạn trẻ nếu ứng tuyển Quản lý dự án không được như mong muốn. Bạn có thể tham khảo thêm về yêu cầu công việc của Nhân viên dự án xem có phù hợp với khả năng hay không, từ đó tạo CV xin việc ứng tuyển nhé. Những mẫu CV xin việc Nhân viên dự án JobOKO cập nhật sẽ rất hữu ích với bạn.
MỤC LỤC:
I. Những việc làm dự án HOT
II. Mô tả công việc của Quản lý Dự án
III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Quản lý Dự án
Xem Thêm: Việc làm Quản Lý Dự Án
Đọc thêm: Nghề trợ lý dự án có vất vả không?
Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng quản lý dự án hiệu quả