​Mô tả công việc của Nhân viên Kinh doanh Dự án

14/04/2020 08:04
Cho dù bạn là nhà tuyển dụng đang muốn tìm kiếm ứng viên cho vị trí này hay là ứng viên tìm kiếm cơ hội trở thành nhân viên kinh doanh trong các dự án lớn thì những thông tin mô tả công việc nhân viên kinh doanh dự án dưới đây cũng đều rất hữu ích.
Nhân viên kinh doanh dự án là trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ góp phần đảm bảo những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp được sử dụng những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất, tìm kiếm thị trường và tiếp cận khách hàng tiềm năng mới. Nhân viên kinh doanh dự án sẽ đại diện cho công ty thực hiện mọi giao dịch với khách hàng, từ trả lời điện thoại, theo dõi hoạt động của đối thủ, đến duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và tìm kiếm cơ hội tiếp cận khách hàng mới.
Nhiệm vụ chính của Nhân viên kinh doanh dự án là gì?

I. Công việc chính của nhân viên kinh doanh dự án

Mặc dù trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên kinh doanh trong mỗi dự án, mỗi công ty là khác nhau; tùy thuộc vào tính chất công việc, quy mô dự án, mặt hàng kinh doanh và chính sách liên quan khác của công ty,... tuy nhiên, vẫn có những công việc cụ thể mà bất cứ nhân viên kinh doanh dự án nào cũng phải thực hiện như:
  • Phục vụ khách hàng trong quá trình mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
  • Cung cấp dịch vụ cho những khách hàng hiện tại, nhận đặt hàng, và thu hút khách hàng mới hoặc mở đại lý cấp dưới.
  • Điều chỉnh nội dung hoặc cách thức kinh doanh dựa trên tình hình thực tế.
  • Không ngừng nỗ lực, học hỏi từ những đồng nghiệp xuất sắc và có doanh số cao hơn mình.
  • Tạo mức giá bán hàng cụ thể dựa trên tính năng của sản phẩm và bảng giá sẵn có.
  • Báo cáo cấp trên các hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng ngày/tuần/tháng cùng với báo cáo phân tích kết quả kinh doanh theo tháng/quý/năm.
  • Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh trên thị trường bằng cách nghiên cứu thông tin về những sản phẩm hiện có hoặc sắp có, mức giá, cách thức giao hàng và cả kỹ thuật bán hàng của đối thủ.
  • Đề xuất thay đổi, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc chính sách kinh doanh thông qua đánh giá kết quả và báo cáo phân tích.
  • Giải quyết khiếu nại của khách hàng thông qua điều tra, phân tích vấn đề, phát triển giải pháp, báo cáo cấp trên cũng như đưa ra khuyến nghị cho ban quản lý.
  • Nâng cao kiến thức chuyên môn trong kinh doanh bằng cách tham gia vào các hội thảo, nghiên cứu sách báo hoặc tham gia vào các diễn đàn kinh doanh chuyên nghiệp.
  • Hoàn thành các công việc khác được cấp trên giao phó.
Việc làm nhân viên kinh doanh dự án tương đối dễ dàng với những ai có kỹ năng tốt

II. Phẩm chất và kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh dự án

Cho dù bạn chỉ đơn giản là nhân viên kinh doanh dự án hay đã lên cấp quản lý và kể cả bạn đang tham gia vào ngành nghề nào, nội thất, thực phẩm, máy móc công nghiệp, bất động sản, CNTT,... thì cũng cần phải có những phẩm chất và kỹ năng sau đây:
  • Hiểu biết về sản phẩm: Nhân viên kinh doanh cần phải có hiểu biết sâu rộng về sản phẩm mà mình đang bán và đây cũng là một trong những kiến thức đầu tiên mà nhà tuyển dụng cần phải đào tạo cho nhân viên mới sau khi trúng tuyển. Chỉ khi thực sự hiểu rõ về sản phẩm thì bạn mới có thể tự tin giới thiệu nó đến với khách hàng và thuyết phục họ chi tiền.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Nếu như bạn chủ yếu liên lạc với khách hàng qua điện thoại thì hãy lưu ý tới giọng nói của mình. Trong kinh doanh, cách mà bạn nói chuyện với khách hàng quan trọng hơn hẳn những gì mà bạn nói. Bạn cần phải tùy theo phong cách khách hàng mà có những cách nói chuyện khác nhau. Nếu như khách hàng lúc nào cũng tỏ ra trang trọng và lịch thiệp, hãy làm giống như họ. Nếu khách hàng tỏ vẻ hài hước thì cũng đừng làm ngược lại.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Chìa khóa để làm việc hiệu quả và thành công là kỹ năng quản lý thời gian thật tốt. Kinh doanh không chỉ là ngồi thuyết phục một khách hàng duy nhất cho tới khi họ đồng ý, bạn còn phải làm rất nhiều công việc khác nhau như nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ, tối ưu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới,... Do đó, nếu không biết quản lý thời gian hiệu quả và cân đối những công việc này, bạn chắc chắn sẽ không thể thành công.
  • Tự tin: Sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp cũng tỷ lệ thuận với sự tự tin của bạn khi trình bày về sản phẩm đó.
  • Kỹ năng chốt đơn: Bạn không thể cứ mãi lan man về một vấn đề nào đó trong quá trình nói chuyện với khách hàng. Ngược lại, hãy tạo ra những điểm nhấn và đánh đúng vào tâm lý khách hàng để chốt đơn nhanh chóng.
  • Kỹ năng đàm phán: Kỹ năng đàm phán cũng cực kỳ quan trọng bởi bạn không chỉ giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, bạn còn cần phải thương lượng với họ về giá cả, thời hạn thanh toán, chính sách bảo hành,... cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm. Do đó, bạn hãy trau dồi kỹ năng đàm phán sao cho tốt nhất để mang đến hiệu quả công việc cao.
  • Đam mê kinh doanh: Đam mê trong công việc là điều không thể thiếu, dù cho bạn làm việc trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. Và trong kinh doanh thì điều này lại càng quan trọng. Chỉ có sự đam mê và tận tình trong công việc mới có thể giúp bạn mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và tạo ra những điểm đột phá trong sự nghiệp.

III. Thời gian làm việc của nhân viên kinh doanh dự án

Thời gian làm việc của nhân viên kinh doanh dự án cũng là một phần quan trọng cần phải được nêu bật trong các bản mô tả công việc và cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của ứng viên. Thông thường thì thời gian làm việc của nhân viên kinh doanh không cố định, họ thậm chí phải làm việc vào buổi tối do đây là khoảng thời gian được nghỉ ngơi của khách hàng và họ sẽ có nhiều thời gian hơn để lắng nghe những gì bạn nói.
Hơn nữa, thời gian làm việc của nhân viên kinh doanh cũng sẽ rất linh hoạt theo yêu cầu của mỗi dự án khác nhau. Họ đôi khi còn phải di chuyển khá nhiều, thường phải đi đây đi đó để gặp khách hàng chứ không chỉ đơn giản là ngồi làm việc tại văn phòng. Và đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên kinh doanh khi đi xin việc, đặc biệt là đối với những người đã có gia đình.
Phẩm chất cần có của Nhân viên kinh doanh dự án

IV. Nhân viên kinh doanh dự án có cần bằng cấp không?

Nhân viên kinh doanh được chia làm hai thành phần chính, một là những người được đào tạo qua trường lớp, hai là những người có trải nghiệm thực tế. Do đó, bằng cấp không phải là yếu tố bắt buộc nếu như bạn muốn trở thành một nhân viên kinh doanh dự án. Tuy nhiên, nếu được đào tạo bài bản, cộng với những kinh nghiệm thực tế thì cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn.
Muốn trở thành nhân viên kinh doanh, bạn có thể theo học các ngành quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học, truyền thông báo chí và khoa học xã hội,... Hiện nay có rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng đào tạo những ngành này; vậy nên tùy theo số điểm của mình mà bạn có thể chọn trường sao cho phù hợp.
Như đã đề cập ở trên, nhân viên kinh doanh là người kết nối doanh nghiệp và khách hàng hay nói cách khác, họ chính là những người tạo nên hình ảnh và thương hiệu của một công ty. Do đó, khi tuyển nhân viên kinh doanh dự án, các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra yêu cầu khắt khe hơn đối với ứng viên của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần nắm chắc và rèn luyện theo những thông tin trong mô tả công việc nhân viên kinh doanh dự án do JobOKO.com giới thiệu trên đây là bạn đã có thể tự tin khẳng định bản thân với nhà tuyển dụng.

Công việc của Nhân viên Kinh doanh Bất động sản là gì?

Cùng với việc làm nhân viên kinh doanh dự án thì bạn cũng có thể ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh bất động sản. Đây là công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nên nếu bạn có kỹ năng tốt thì sẽ nhanh chóng tìm được việc làm như mong muốn. Vì vậy, hãy cùng JOBOKO tìm hiểu về mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản để biết rõ hơn về ngành nghề này nhé.

MỤC LỤC:
I. Công việc chính của nhân viên kinh doanh dự án
II. Phẩm chất và kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh dự án
III. Thời gian làm việc của nhân viên kinh doanh dự án
IV. Nhân viên kinh doanh dự án có cần bằng cấp không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888