Ngành kế toán có cơ hội việc làm rộng mở cho ứng viên
Việc làm ngành kế toán được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 10 năm tới đây nhờ sự gia tăng không ngừng nhu cầu xử lý các vấn đề tài chính doanh nghiệp. Với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 10%, việc làm ngành kế toán thậm chí cao hơn mức tăng trung bình của nhiều ngành nghề khác.
Các công ty vẫn đang tiếp tục tuyển dụng những cá nhân có đủ trình độ, kinh nghiệm và chứng chỉ nghiệp vụ kế toán để giải quyết và giám sát các vấn đề tài chính của công ty. Nhu cầu đối với nhân lực kế toán cũng tăng theo xu hướng toàn cầu hóa và thương mại quốc tế.
Trong bối cảnh các vụ bê bối tài chính xuất hiện ngày càng nhiều, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều quy định chặt chẽ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính, kế toán cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng hiện nay thường có xu hướng tìm kiếm những kế toán viên có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh doanh của công ty. Những người có kinh nghiệm quản lý tiền bạc, cân bằng tài chính của công ty và biết nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ trở thành tài sản vô giá được các công ty săn đón.
Những ngành có nhu cầu tuyển dụng kế toán viên cao nhất bao gồm:
Ngành kế toán có những vị trí việc làm như:
Ngành kế toán có đa dạng vị trí việc làm cho bạn tham khảo
Về cơ bản, thời gian thử việc là do sự thỏa thuận của hai bên: người lao động và người sử dụng lao động. Kế toán viên là một vị trí đòi hỏi chuyên môn cao (trình độ cao đẳng trở lên); vì vậy, thời gian thử việc thông thường tối đa sẽ là 60 ngày với mức lương 85% lương cơ bản.
Mức lương kế toán viên tại Việt Nam hiện nay dao động trong khoảng 3,5 - 25 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sinh viên ngành kế toán mới ra trường và chưa có kinh nghiệm sẽ nhận mức lương khoảng 3,5 - 7 triệu đồng/tháng. Những người có từ 2, 3 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương vào khoảng 8 - 10 triệu/tháng,
Nếu như sử dụng thành thạo tiếng Anh và có chứng chỉ kế toán quốc tế ACCA thì có không ít công ty sẵn sàng chi trả mức lương lên đến 23 - 30 triệu/tháng và bạn sẽ dàng thăng tiến hơn. Mỗi vị trí nhân viên kế toán khác nhau thì mức lương lại khác nhau. JobOKO đã tiến hành thống kê mức lương trung bình với một số vai trò phổ biến nhất, gồm có:
Cách duy nhất để thăng tiến và tăng thu nhập trong ngành kế toán là học thêm chứng chỉ và tích lũy nhiều năm kinh nghiệm. Những nhân viên trong ngành tài chính, kế toán có thể theo học các chứng chỉ như ACCA, CPA, CFA, CIMA,... Học lên bằng Thạc sĩ thay vì Cử nhân cũng là một cách hiệu quả để thăng chức và tăng lương.
Ngoài ra, những người lên chức cao và hưởng mức lương đáng ngưỡng mộ đều là những người có nhiều năm làm việc trong ngành. Chẳng ai vừa ra trường đã có thể nhanh chóng trở thành kế toán trưởng. Họ sẽ phải trải qua một thời gian làm việc lâu dài, từ nhân viên kế toán với mức lương khởi điểm 3,5 - hơn 7 triệu đồng/tháng khi mới tốt nghiệp, lên mức 8 - 10 triệu/tháng sau 2 - 3 năm đi làm. Để trở thành kế toán trưởng với mức lương hàng chục triệu đồng, bạn cần phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành (thường là lâu hơn).
Robot không thể thay thế hoàn toàn con người nhưng trí tuệ nhân tạo AI đang dần dần thay thế con người xử lý những công việc chuyên môn kế toán phức tạp như tổng hợp giao dịch và thống kê chúng trong các báo cáo tài chính và hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp.
Trên thực tế, người ta ước tính rằng bằng cách tự động hóa các quy trình với robot và AI, một nhóm kế toán viên khoảng 40 người có thể tiết kiệm tới 25,000 giờ làm việc mỗi năm, giải phóng thời gian và công sức đối với những công việc phức tạp như phân tích và dự đoán số liệu. Việc vận dụng công nghệ này cũng làm tăng sự gắn bó của nhân viên và hạn chế tỷ lệ nhân viên nhảy việc.
Nhân viên kế toán phải đối mặt với những thách thức gì?
Ngoài ra, các công nghệ tự động hóa cũng sẽ giúp con người loại bỏ những công việc tẻ nhạt, lặp đi lặp lại. Đây được coi là một cơ hội để nâng cao năng suất và phát triển doanh nghiệp thay vì là một thách thức đối với kế toán viên. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán thuế và giá thành cũng là vị trí kiêm công việc kế toán, thuế và tất cả những vấn đề giá thành khác của sản phẩm. Chính vì thế nhân lực ngành kế toán ngày càng được mở rộng tuy nhiên vẫn có nhiều yêu cầu về mặt kinh nghiệm.
Thay vì sử dụng hồ sơ giấy như trước đây thì hầu như mọi giao dịch hiện nay đều được xử lý trong môi trường tin học hóa. Đòi hỏi mỗi kế toán viên đều phải tự nâng cao tay nghề, học tập, trau dồi những kiến thức công nghệ mới và không ngừng nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế công việc.
Vấn đề được nhiều người quan tâm ở đây là khi mà công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều vào những công việc từ đơn giản cho tới phức tạp thì khả năng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng cao. Nhu cầu tuyển kế toán nội bộ, nhân viên kế toán hay tuyển nhân viên kế toán công nợ của các công ty sẽ ít đi khi mà họ có thể sử dụng công nghệ để thay thế sức người.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngành kế toán hiện nay thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp hiện nay không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, có thể về kiến thức chuyên môn hoặc trình độ công nghệ thông tin, thậm chí là cả kỹ năng mềm. Môi trường làm việc đã kịp thích ứng nhanh với những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng môi trường giáo dục thì chưa đáp ứng kịp. Điều này đặt ra yêu cầu cho mỗi cá nhân phải tự mình trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin và cả kỹ năng mềm.
Kế toán vẫn là một ngành khát nhân lực chất lượng cao. Những người có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức công nghệ, kỹ năng mềm và ngoại ngữ tốt vẫn sẽ được các nhà tuyển dụng săn đón. Và như đã đề cập ở trên, mức lương của họ có thể lên tới 1000 - 2000 USD nếu như đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy nhân viên kế toán cần có kỹ năng mềm gì?
MỤC LỤC:
1. Triển vọng nghề kế toán
2. Vị trí việc làm ngành kế toán
3. Thời gian thử việc kế toán viên
4. Mức lương kế toán viên
5. Cơ hội thăng tiến ngành kế toán
6. Ngành kế toán viên và những thách thức trong thời đại 4.0
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kế toán
Đọc thêm: Nghề kế toán, được gì và mất gì?