​Training Manager là gì?

24/01/2020 06:31
Training Manager (quản lý đào tạo doanh nghiệp) chịu trách nhiệm quản lý đào tạo và giám sát các chương trình phát triển cho nhân viên. Họ đánh giá nội dung đào tạo cần thiết nhất, tiến hành đào tạo và đánh giá hiệu quả. Vậy muốn trở thành Training Manager, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng gì? Công việc cụ thể của quản lý đào tạo sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết.

Là sinh viên mới ra trường, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn trong quá trình lựa chọn công việc ứng tuyển bởi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm. Hiểu rõ vấn đề này, vị trí Training Manager tại các công ty được hành thành với mục đích để các nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập nhất với văn hóa làm việc doanh nghiệp mình. Cũng như các vị trí quản lý nhân sự, trưởng phòng kinh doanh, marketing,... quản lý đào tạo thường mang trách nhiệm khá cao. Qua tìm hiểu về công việc trưởng phòng kinh doanh, bạn đọc đã nắm được những áp lực mà người giữ vị trí này đối mặt là gì. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Training Manager là làm gì, kỹ năng cần có của ứng viên để trụ vững với nghề nhé.


Tìm hiểu về việc làm Training Manager

 

=> Việc làm Training Manager lương cao, thưởng hấp dẫn

1. Training Manager là gì?

Training Manager là các chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, phát triển, tạo điều kiện và giám sát các chương trình đào tạo cho nhân viên. Họ đánh giá nhu cầu của một doanh nghiệp, thực hiện các kế hoạch đào tạo và nhiều chương trình khác nhau giúp nâng cao hiệu quả của lực lượng lao động.

Ngoài việc nâng cao năng suất và chất lượng công việc, quá trình đào tạo có thể giúp nâng cao tinh thần, động lực của nhân viên và xây dựng lòng trung thành của họ với công ty. Nhân viên thường đánh giá cao về việc doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư tiền của, thời gian để họ nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ công việc.
 

2. Công việc và trách nhiệm của Training Manager

Training Manager hay các nhà quản lý đào tạo doanh nghiệp phụ trách nhiều trách nhiệm khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của các tổ chức họ tham gia. Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm việc làm theo ngành nghề này thì không nên bỏ lỡ một số nhiệm vụ chính của quản lý đào tạo dưới đây:
  • Đánh giá năng suất và xác định tính hiệu quả của chương trình đào tạo: Các nhà quản lý đào tạo doanh nghiệp phải phát triển các kế hoạch đào tạo để giải quyết vấn đề của nhân viên công ty, ví dự như hiệu suất công việc thấp. Dĩ nhiên, chương trình đào tạo phải phù hợp với ngân sách và mục tiêu chung của công ty.
  • Thực hiện, duy trì các chương trình đào tạo: Điều này có nghĩa là ngay cả khi chương trình đào tạo tỏ ra có hiệu quả tích cực, Training Manager vẫn phải thường xuyên đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết, để đảm bảo rằng chúng luôn được cập nhật và phù hợp nhất có thể.
  • Tiến hành các buổi định hướng: Sắp xếp đào tạo tại chỗ cho nhân viên mới, giúp nhân viên cũ duy trì và cải thiện kỹ năng công việc của họ là nhiệm vụ của Training Manager. Ngoài ra, họ cũng có thể chuẩn bị cho các công việc mới phát sinh đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn, thiết lập các kế hoạch đào tạo cá nhân để củng cố các kỹ năng hiện có của nhân viên.
  • Hỗ trợ giám sát viên: Người quản lý đào tạo doanh nghiệp có thể làm việc và cải thiện kỹ năng giao tiếp của người giám sát để họ giao tiếp hiệu quả hơn với nhân viên.
  • Xây dựng các chương trình phát triển nhà quản lý hoặc điều hành cho nhân viên ở các vị trí cấp thấp hơn. Những kế hoạch này thường sẽ được thiết kế để tìm kiếm CEO tiềm năng, chuẩn bị thay thế cho những người nghỉ hưu hoặc chuyển công việc.
  • Dẫn dắt các chương trình hỗ trợ nhân viên chuyển đổi do sáp nhập và mua lại, cũng như thay đổi công nghệ.

3. Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm với vị trí Training Manager

Những người muốn trở thành Training Manager cần có bằng cử nhân và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc liên quan.
  • Trình độ giáo dục: Vị trí Training Manager thường yêu cầu tối thiểu bằng cử nhân hoặc thạc sỹ, tập trung vào đào tạo và phát triển tổ chức. Chương trình học phù hợp bao gồm quản lý nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh và giáo dục.
  • Kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc liên quan có thể rất quan trọng. Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực nhân sự, sau đó học hỏi, tích luỹ và trở thành Training Manager. Bên cạnh đó, kinh nghiệm về công nghệ thông tin cũng có giá trị trong việc giúp phát triển các chương trình đào tạo hiệu quả, hỗ trợ điện tử và đào tạo nhân viên.
  • Chứng nhận: Training Manager không nhất định cần chứng chỉ bên ngoài nhưng nó có thể mang lại lợi thế.

Muốn trở thành Training Manager chuyên nghiệp cần có những kỹ năng gì?

4. Kỹ năng cần có để trở thành Training Manager

Bên cạnh trình độ học vấn và kinh nghiệm, một quản lý đào tạo doanh nghiệp nên sở hữu các kỹ năng sau:
  • Khả năng sẵn sàng học hỏi: Bạn cần bắt kịp với các xu hướng mới nhất và luôn tư duy sáng tạo.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin tốt nhất cho nhân viên, cho dù họ có nền tảng và tính cách khác nhau.
  • Kỹ năng ra quyết định: Đây có thể là kỹ năng có giá trị nhất trong việc xác định và tối ưu hoá các chương trình đào tạo.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Hầu hết các nhà quản lý đào tạo doanh nghiệp đều phải chỉ đạo nhân viên tham gia vào những nhiệm vụ khác nhau. Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn phân chia công việc, giám sát toàn bộ quá trình và đánh giá hiệu suất công việc.
  • Kỹ năng hợp tác: Training Manager thường làm việc với các học viên, quản lý khác và các chuyên gia.

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Training Manager

  • Giám đốc nhân sự (HR Manager): Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình tuyển dụng, phỏng vấn và thuê nhân viên mới, đồng thời đóng vai trò liên kết giữa nhân viên và quản lý công ty.
  • Chuyên viên phân tích hệ thống kinh doanh (Business Systems Analyst): Nhà phân tích hệ thống kinh doanh đánh giá kế hoạch tăng trưởng của công ty, sau đó tìm cách củng cố và mở rộng quy mô doanh nghiệp thông qua cải thiện hiệu suất công việc trong mỗi bộ phận.
  • Nhà tuyển dụng (Recruiter): Nhà tuyển dụng sàng lọc và phỏng vấn các ứng viên cho các vị trí mới hoặc còn khuyết trong công ty.

Vượt qua vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng thì bạn mới có cơ hội chạm tay tới vị trí Training Manager hay trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng marketing. Vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, ứng viên cần chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và kỹ năng để thể hiện bản thân tốt nhất. Bạn đọc có thể tìm kiếm câu hỏi phỏng vấn Training Manager, câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh, tập luyện trả lời để tạo cho mình sự tự tin khi vào tình huống thực tế, có như vậy mới gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng khi có ý định tìm việc làm phù hợp với khả năng.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888