Tìm hiểu cụ thể về Buyer Enablement
Buyer Enablement hay còn được gọi là Hỗ trợ người mua, đề cập đến những thông tin và công cụ được cung cấp cho người mua để giúp họ hoàn thành các nhiệm vụ mua quan trọng với tốc độ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Thông tin của Buyer Enablement có thể bao gồm tư vấn trực tiếp, gián tiếp (qua máy tính, điện thoại), chẩn đoán, kết nối, mô phỏng và đề xuất,... Tất cả đều được thiết kế để giúp người mua tự điều hướng quá trình mua hàng của họ.
Buyer Enablement đã và đang giúp đỡ cho khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Nói cách khác, Buyer Enablement góp phần quan trọng vào nâng cao trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Trong khi các chuyên gia marketing và nhân viên bán hàng thường tập trung vào công cụ hoặc quy trình để tối đa hóa hiệu suất thì Buyer Enablement cũng rất quan trọng. Nó chuyển trọng tâm của hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng sang:
Bằng cách tập trung vào Buyer Enablement, nhấn mạnh hơn vào hành trình của người mua, các công ty sẽ thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế và khiến toàn bộ quy trình bán hàng ngắn hơn, hiệu quả cao hơn.
Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều có một quy trình mua bán hàng hóa kéo dài và phức tạp dẫn đến khó khăn cho cả khách hàng lẫn nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề ngày này có nhiều lựa chọn hơn để lựa chọn Buyer Enablement phù hợp nhất với đối tượng khách hàng của mình. Nếu các nhà cung cấp nhanh chóng đáp ứng hoặc cung cấp dịch vụ xuất sắc, người mua sẽ có trải nghiệm tích cực và tiếp tục ủng hộ hoặc thậm chí là trở thành nhà tiếp thị miễn phí cho doanh nghiệp.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu quy trình Buyer Enablement hiệu quả là bạn phải nhanh chóng cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin cần thiết và hướng dẫn họ về cách mua hàng (càng đơn giản càng tốt) khi họ quan tâm đến sản phẩm của bạn, đừng bao giờ khiến họ phải chờ đợi.
Dưới đây, một ví dụ kinh điển về tầm quan trọng của Buyer Enablement trong kinh doanh, bán hàng: Một khách hàng quan tâm đến sản phẩm của công ty và đặt câu hỏi trên trang web chính thức nhưng họ phải đợi trong vòng vài giờ hoặc thậm chí là cả ngày để nhận được phản hồi về giá, đặc điểm, tính năng, chương trình khuyến mãi,... Sự chậm chạp và máy móc trong trường hợp này sẽ làm khách hàng mệt mỏi và họ có nhiều khả năng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Thay vì buộc mọi khách hàng tiềm năng phải qua trải nghiệm nghèo nàn và chậm chạp này, Buyer Enablement cho phép bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn mà thông qua đó khách hàng được chăm sóc, phản hồi nhanh chóng và hướng dẫn về bước tiếp theo họ phải làm để đặt hàng, thanh toán.
XEM THÊM: Mẹo làm chủ kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Một cách khác để hoàn thiện quy trình Buyer Enablement là người bán hàng phải biết cách cá nhân hóa cách tiếp cận với từng khách hàng khác nhau. Điều này không chỉ tăng hiệu quả bán hàng mà còn khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng nhiều hơn. Bạn không nên trao đổi, trò chuyện chung "kịch bản" với tất cả mọi đối tượng. Hãy đưa ra phản hồi, tư vấn về hàng hóa/dịch vụ dựa vào nhu cầu của khách hàng đó.
Những cách để bắt đầu Buyer Enablement chi tiết
XEM THÊM: Kịch bản telesale bán hàng qua điện thoại hiệu quả
Trao đổi qua email thường được coi là một cách liên lạc chính thức nhưng vì ngày nay mọi người đều rất bận rộn, vì vậy quá trình Buyer Enablement khuyến khích mọi người giảm tần suất liên lạc qua email. Thay vào đó, hãy đặt lịch hẹn trực tiếp nếu cần với khách hàng tiềm năng và chỉ dùng email để chốt lại các thông tin quan trọng.
Thời gian chờ phản hồi qua email thường khá dài và điều này khiến toàn bộ quy trình mua hàng bị chậm lại. Đôi khi người mua sẽ thấy mất kiên nhẫn. Giao tiếp, phản hồi trong thời gian thực được cho là tốt hơn so với chờ đợi quá lâu. Bạn hãy nhớ rằng Buyer Enablement hướng đến việc tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
Một số người mua muốn nói chuyện qua điện thoại ngay lập tức, trong khi những người khác thích đặt lịch hẹn vào một thời điểm khác trong ngày. Có những người thích nhắn tin qua mạng xã hội và những người khác thích gửi email hơn. Với Buyer Enablement, bạn cần cung cấp cho khách hàng tiềm năng của mình các tùy chọn giao tiếp khác nhau, không nên áp đặt một hình thức duy nhất.
Buyer Enablement khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động đào tạo nhân viên, đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ khách hàng tiềm năng cho dù cuối cùng họ có mua sản phẩm/dịch vụ hay không. Hãy đảm bảo rằng nhân viên biết cách tạo ra trải nghiệm thú vị, tích cực cho khách hàng tiềm năng.
Cho dù cuối cùng họ không mua hàng thì một lúc nào đó trong tương lai họ có thể quay lại. Chỉ có thu hẹp khoảng cách giữa quảng cáo, tiếp thị với thực tế mới giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, danh tiếng và kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng có kỹ năng tốt. Đặc biệt, nhân viên hỗ trợ khách hàng cần đảm bảo có phẩm chất và kỹ năng nhất định.
Trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thu hút và giữ chân khách hàng. Buyer Enablement ra đời như một giải pháp hữu ích để cung cấp trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Buyer Enablement không khó thực hiện nếu doanh nghiệp dành thời gian xây dựng một quy trình tiêu chuẩn.
MỤC LỤC:
1. Buyer Enablement là gì?
2. Tại sao các công ty nên hỗ trợ người mua?
3. Tìm hiểu 5 cách bắt đầu hỗ trợ người mua