Hầu hết các công ty, doanh nghiệp kinh doanh đều không thể thiếu vị trí chuyên viên pháp chế nhằm hỗ trợ, xử lý các vấn đề theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ, tốt đẹp, lành mạnh, tránh kiện tụng trong quá trình hợp tác, làm ăn, buôn bán. Vậy công việc chính của chuyên viên pháp chế là gì? Vị trí này có khó ứng tuyển không?
Vị trí chuyên viên pháp chế có dễ ứng tuyển không là mối quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt, với những ai chưa tìm hiểu về công việc này thì sẽ khó biết được nhiệm vụ của chuyên viên pháp chế là gì để thể hiện tốt nhất trong phần thi phỏng vấn khi được hỏi. Vì vậy, tìm hiểu yêu cầu công việc chuyên viên pháp chế là cần thiết nếu bạn muốn đảm nhận tốt việc làm này.
Việc làm chính của nhân viên pháp chế là gì
1. Mô tả công việc của Chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và pháp chế của doanh nghiệp. Họ đảm bảo công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn theo luật để bảo vệ danh tiếng của công ty, đồng thời cung cấp tư vấn pháp lý cho quản lý về tất cả các vấn đề liên quan.
- Cung cấp tư vấn chính xác, kịp thời cho ban điều hành công ty về nhiều vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm luật lao động, hợp tác, liên doanh quốc tế, tài chính doanh nghiệp,...
- Phối hợp với quản lý để xây dựng chiến lược phòng vệ hiệu quả.
- Xác định chính sách quản trị nội bộ và thường xuyên giám sát sự tuân thủ.
- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro khác nhau liên quan đến các quyết định và hoạt động kinh doanh.
- Áp dụng phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra.
- Giao tiếp và đàm phán với các bên bên ngoài tổ chức (tư vấn viên bên ngoài, cơ quan công quyền...) để tạo mối quan hệ tin cậy.
- Xử lý các vấn đề phức tạp với các bên liên quan.
- Soạn thảo các thỏa thuận, hợp động và các tài liệu pháp lý khác để đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của công ty.
- Giải thích ngôn ngữ pháp lý hoặc chi tiết kỹ thuật cho mọi người trong tổ chức.
- Cập nhật kiến thức hiện hành về luật sửa đổi liên quan.
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi ứng viên phải có trình độ chuyên môn theo ngành nghề. Vì vậy, nếu có ý định ứng tuyển để trở thành chuyên viên pháp chế, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng và bằng cấp như:
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí chuyên viên tư vấn tài chính, pháp luật trong môi trường doanh nghiệp.
- Am hiểu sâu sắc về luật doanh nghiệp và các thủ tục.
- Hiểu biết đầy đủ về những nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến công ty.
- Đạo đức nghề nghiệp và tính chính trực.
- Khả năng đánh giá và phân tích giải pháp, thông tin.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Bằng cứ nhân chuyên ngành Luật.
- Bằng cử nhân hoặc Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh là một lợi thế.
Công việc chuyên viên pháp chế ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công ty 3. Môi trường làm việc của Chuyên viên pháp chế
Đa phần chuyên viên pháp chế làm việc toàn thời gian trong văn phòng. Họ có thể phải làm thêm giờ để đáp ứng deadline công việc để sắp xếp hồ sơ hoặc nghiên cứu vụ kiện. Giống như nhiều nhân viên hành chính nhân sự, trợ lý,
thư ký dự án khác, chuyên viên pháp chế phải có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ và có kiến thức thực tế về các thủ tục hành chính.
Chuyên viên pháp chế thực hiện một loạt công việc văn phòng, bao gồm đặt lịch hẹn, trả lời điện thoại và xử lý email hàng ngày. Bên cạnh đó, họ còn soạn thảo hợp đồng, văn bản; hỗ trợ thông tin cho các vụ kiện, nghiên cứu pháp luật và thu thập thông tin liên quan đến vụ kiện.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã biết Chuyên viên tư vấn pháp chế là làm gì, từ đó lựa chọn công việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt, khi nắm được kỹ năng thiết yếu của chuyên viên pháp chế cần có, nếu bạn thấy mình còn thiếu thì hãy dành thời gian trau dồi, rèn luyện. Với sự nỗ lực hoàn thiện bản thân, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt ở ngành nghề mà mình mong muốn.
Bên cạnh chuyên viên pháp chế thì chuyên viên tư vấn tài chính cũng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của công ty. Những gì liên quan đến đầu tư kinh doanh như bất động sản, cổ phiếu, tài sản doanh nghiệp,... đều được chuyên viên tư vấn tài chính hỗ trợ xử lý để tránh gặp rắc rối hay rủi ro. Bởi vậy mà khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi nhân sự chất lượng cao không chỉ ở kiến thức chuyên môn mà còn ở kỹ năng mềm thiết yếu.
Xem thêm: Một chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp cần những hành trang gì? MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Chuyên viên pháp chế
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Chuyên viên pháp chế
3. Môi trường làm việc của Chuyên viên pháp chế
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế