Tìm việc làm kế toán nội bộ không khó với nhiều người
I. Mô tả công việc của Kế toán nội bộ
1. Kế toán nội bộ là gì?
Nhiều khi bắt gặp từ Internal Accountant trong tin đăng tuyển nhưng bạn không biết đây là vị trí nào. Trong lĩnh vực kế toán, kế toán nội bộ (Internal Accountant) còn được gọi là kế toán quản trị, có nhiệm vụ ghi chép sổ sách kế toán các hoạt động kinh doanh diễn ra hàng ngày và hoạch định tài chính và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính chính xác và hợp pháp.
Mô tả công việc kế toán nội bộ đều được cập nhật rõ ràng khi đăng tuyển dụng
2. Kế toán nội bộ làm những công việc gì?
Nhu cầu
tuyển kế toán nội bộ của các doanh nghiệp ngày càng tăng nên ứng viên sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần nắm được nhiệm vụ của kế toán nội bộ là gì để lựa chọn vị trí mình đủ khả năng đảm nhận.
- Kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ kế toán.
- Cập nhật và hạch toán các hóa đơn và chứng từ.
- Quản lý các ràng buộc trách nhiệm của các nhà cung cấp, khách hàng và bên thứ 3.
- Xử lý tài khoản đặt cọc ngân hàng.
- Chỉnh hợp số dư tài khoản ngân hàng.
- Đào tạo và tập huấn nhân viên kế toán mới.
- Phối hợp hoạt động với các nhân viên kế toán nội bộ khác.
3. Kế toán nội bộ làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề nào?
Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều cần kế toán. Tùy vào chính sách của doanh nghiệp mà họ lựa chọn thuê kế toán nội bộ hay thuê kế toán bên ngoài (từ các công ty cung cấp dịch vụ kế toán) nhưng đa số các công ty đều có ít nhất 1 kế toán nội bộ để xử lý thu chi, tính bảng lương, làm báo cáo theo định kỳ và làm hồ sơ thuế, báo cáo tài chính.
Những lĩnh vực tuyển kế toán nội bộ là:
- Điện tử.
- Xây dựng.
- Dịch vụ nhà hàng - khách sạn.
- Thời trang.
- Công ty sản xuất, phân phối, bán lẻ.
- Spa, chăm sóc sức khỏe, bệnh viện.
- Trường học, các trung tâm đào tạo,...
Việc làm kế toán nội bộ có yêu cầu kỹ năng gì không?
4. Các vị trí việc làm Kế toán nội bộ
Kế toán kho đảm nhiệm công việc quản lý sổ sách theo dõi lượng hàng xuất và nhập vào kho và thống kê chính xác lượng hàng tồn trong kho.
Vị trí này yêu cầu nhân viên kế toán nội bộ cập nhật và thực hiện chính xác các quy định về các hoạt động thu - chi trong doanh nghiệp và báo cáo lại với Trưởng phòng.
Vị trí kế toán tiền lương cho phép nhân viên tham gia vào quá trình tính lương của doanh nghiệp và quản lý các bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là lập hóa đơn, chứng từ cho các hoạt động giao dịch và tổng hợp doanh thu hàng tháng cho kế toán trưởng.
Nhiệm vụ của vị trí này là đối chiếu các công nợ, theo dõi các tài khoản tạm ứng.
Kế toán ngân hàng lập ủy nhiệm chi - rút tiền - nộp tiền vào tài khoản theo quy định của ngân hàng và doanh nghiệp.
Giống như tên gọi, kế toán tổng hợp đảm nhiệm việc tổng hợp các số liệu thu - chi, lập báo cáo tài chính theo từng yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Vị trí này yêu cầu nhân viên kế toán xác nhận công nợ với khách hàng, hóa đơn và chứng từ bán hàng và theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng và đốc thúc các khoản nợ khó đòi. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí
nhân viên kế toán công nợ và tìm việc làm các bạn nên cân nhắc và chú ý đến kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc tốt nhất.
Kế toán trưởng nắm toàn bộ hoạt động thu - chi của doanh nghiệp, giám sát các hoạt động của phòng kế toán để theo dõi tiến độ và kịp thời sửa chữa những sai sót.
Vị trí kiểm soát nội bộ đảm nhiệm tính chính xác, minh bạch và hợp pháp của các thông tin tài chính qua các hệ thống quản lý và hoạt động kiểm soát.
Ngoài ra các bạn cũng có thể nhắc đến kế toán thuế,
kế toán thanh toán, kế toán quỹ tiền mặt, kế toán ngân hàng... rất nhiều những vị trí công việc liên quan, các bạn nên tham khảo từng vị trí nếu có nhu cầu.
Những việc làm phổ biến của kế toán nội bộ
II. Kế toán nội bộ yêu cầu gì?
1. Thông thạo nghiệp vụ kế toán
Yêu cầu cơ bản nhất đối với tất cả các nhân viên kế toán nói chung và kế toán nội bộ nói riêng là thành thạo nghiệp vụ kế toán, từ việc lưu trữ hóa đơn đến thống kê số liệu, làm báo cáo, hồ sơ thuế, v.v. Những nghiệp vụ này đều đã được đề cập đến trong chương trình đào tạo, tuy nhiên phải thực hành nhiều trong môi trường thực tế thì mỗi nhân viên kế toán nội bộ mới có thể xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.
2. Kỹ năng máy tính
Kế toán quản trị cần thành thạo kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, đặc biệt là bảng tính Excel và các phần mềm kế toán nhằm tối ưu hóa các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 thì
kỹ năng công nghệ vô cùng cần thiết, kỹ năng này hỗ trợ cho công việc rất nhiều, chính vì thế hãy cùng tham khảo để nâng cao trình độ của bản thân nhé.
3. Kỹ năng tính toán
Để tiến hành cập nhật các hóa đơn và giấy biên nhận, kế toán quản trị cần thành thạo kỹ năng tính toán và sử dụng phần mềm tính toán để hạn chế những sai số. Khi tuyển dụng kế toán nội bộ, kỹ năng tính toán tốt là một trong những yếu tố ứng viên được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
4. Kỹ năng giao tiếp
Nhiều người có thể cho rằng các vai trò kế toán chủ yếu là làm việc độc lập và không cần giỏi giao tiếp nhưng trên thực tế, nhân viên kế toán nội bộ vẫn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Công việc của bạn liên quan đến nhiều phòng ban và số liệu gửi từ các phòng ban đó nên việc bạn biết lắng nghe và hợp tác tốt với mọi người sẽ giúp quá trình hợp tác trơn tru hơn. Bên cạnh đó,
kỹ năng giao tiếp cũng sẽ cần để bạn giải thích các thuật ngữ chuyên ngành, trao đổi thông tin, báo cáo với quản lý về tình hình tài chính kế toán.
5. Kỹ năng bảo mật thông tin
Thông tin về các hóa đơn, chứng từ và các báo cáo tài chính là thước đo đánh giá mức độ hoàn thành của các dự án và cần được bảo mật chặt chẽ. Nhân viên kế toán nội bộ có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để thông tin nội bộ rò rỉ ra ngoài.
III. Cơ hội việc làm của nghề Kế toán nội bộ ra sao?
1. Cơ hội nghề nghiệp kế toán nội bộ
Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều cần kế toán nội bộ nên nhu cầu tuyển dụng với vị trí này rất nhiều. Với từ khóa "kế toán" và "kế toán nội bộ" thì bạn có thể nhận được rất nhiều kết quả là thông báo tuyển dụng với yêu cầu khác nhau, mức lương khác nhau phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của mỗi người. Bên cạnh đó, môi trường làm việc của kế toán nội bộ khá tốt vì ở trong trong văn phòng nên rất sạch sẽ.
Một cơ hội hấp dẫn khác của nghề kế toán nội bộ là khả năng thăng tiến. Kế toán nội bộ có thể dành từ 3 năm trở lên để đảm nhiệm vai trò kế toán tổng hợp và khoảng 7 - 10 năm trở lên để làm kế toán trưởng. Điều kiện để thăng tiến là bạn có kinh nghiệm xử lý nhiều nhiệm vụ kế toán khác nhau và làm trong các công ty lớn, học và thi lấy chứng chỉ kế toán CPA cũng là một điểm cộng.
2. Thách thức của kế toán nội bộ
Tuy vậy, nhân viên kế toán nội bộ cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định như bảo mật thông tin và nguy cơ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thường thì khi tuyển kế toán, các công ty đều có những yêu cầu cụ thể về bảo mật thông tin, số liệu nội bộ và bạn cần nghiêm túc tuân thủ. Ở những công ty có nền tảng tài chính tốt thì công việc và trách nhiệm của kế toán nội bộ sẽ đơn giản hơn nhưng nếu "chẳng may" xin vào những công ty có những sai phạm thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều.
Cơ hội và thách thức khi đảm nhận công việc kế toán nội bộ là gì?
IV. Làm thế nào để trở thành Kế toán nội bộ?
1. Bằng cấp
Chỉ cần bạn sở hữu bằng cử nhân ngành Kế toán Quản trị doanh nghiệp và 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán/tài chính/quản trị, bạn có thể "đầu quân" cho vị trí kế toán nội bộ.
2. Các khóa học Kế toán
Nếu bạn muốn thử sức trong một lĩnh vực mới, các khóa học kế toán tổng hợp, kế toán thực hành ngắn hạn tại các trường Đại học tập trung đào tạo ngành nghề này.
3. Thực tập tại doanh nghiệp
Thực tập mở ra cơ hội cho các ứng viên thử sức với quy trình làm việc và các yêu cầu của vị trí kế toán nội bộ và môi trường làm việc thực tế. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên "lắng nghe" những sở thích và kinh nghiệm làm việc của bản thân trước khi thử sức với cương vị mới này nhé.
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán
V. Lương nhân viên Kế toán nội bộ bao nhiêu?
Lương khởi điểm của kế toán nội bộ là từ 4 - 5 triệu/tháng, tương tự như nhiều nghề nghiệp khác, phổ biến nhất sẽ trong khoảng 6 - 8 triệu và cao nhất có thể lên tới 20 triệu/tháng. Mức lương của kế toán nội bộ sẽ tăng theo từng năm và bạn càng có nhiều kinh nghiệm làm việc, tự hoàn thành được nhiều công việc khác nhau thì thu nhập sẽ càng cao.
VI. Phẩm chất nào quan trọng nhất với nhân viên kế toán nội bộ?
1. Đạo đức nghề nghiệp
Kế toán nội bộ là người rõ ràng nhất về tài chính công ty, tiếp xúc với tất cả các số liệu gốc và hoàn thành các báo cáo tài chính, hồ sơ thuế - đều là những thông tin quan trọng nhất của doanh nghiệp. Một kế toán nội bộ có đạo đức nghề nghiệp sẽ tuân thủ các yêu cầu về bảo mật thông tin, đồng thời từ chối làm theo các đề nghị vi phạm pháp luật như khai không số liệu, v.v. Việc nghiêm túc và xử lý đúng các công việc trong vai trò kế toán không chỉ bảo vệ bản thân nhân viên kế toán đó mà còn giúp công ty tránh được sai phạm dẫn đến bị xử phạt.
2. Cẩn thận, chi tiết và chính xác
Một phẩm chất quan trọng khác đối với kế toán nội bộ là sự cẩn thận, chi tiết vì bạn chỉ cần sai một con số hay một dấu phẩy thì thiệt hại cũng có thể rất khó vãn hồi. Không chỉ tập trung để luôn chính xác trong công việc, kế toán nội bộ cũng nên có sự nhạy cảm và tinh mắt, sẵn sàng kiểm tra lại số liệu nhiều lần để đảm bảo không có sai sót hoặc ít nhất là sửa đổi, khắc phục kịp thời.
Tố chất cần có của một kế toán nội bộ chuyên nghiệp
3. Khả năng chịu trách nhiệm và vượt qua áp lực
Vai trò quan trọng luôn đi kèm với trách nhiệm và kế toán nội bộ là một công việc như vậy. Những người có thể chịu trách nhiệm, biết rõ công việc của mình và hiệu quả hoặc hậu quả của những hành động, quyết định mình đưa ra sẽ luôn bình tĩnh và có thể vượt qua áp lực, hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Thường thì phẩm chất này phụ thuộc vào tính cách của mỗi người và cũng có thể rèn luyện qua thời gian. Khi bạn đã "quen" với áp lực thì sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.
Một kế toán nội bộ làm việc trong văn phòng nhưng không có nghĩa họ là những người hướng nội và không có tham vọng. Cho dù bạn thích ngồi trong phòng nghiền ngẫm các báo cáo tài chính và áp dụng các công thức phức tạp hay mong muốn phát triển lên các vị trí quản lý cấp cao thì bắt đầu từ vai trò kế toán nội bộ là một lựa chọn không tồi. Nếu thấy hứng thú với nghề này, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng từ hôm nay, tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và nỗ lực để trở nên xuất sắc hơn, từ đó tìm việc làm kế toán nội bộ cũng sẽ dễ dàng.
Rất nhiều những thông tin hấp dẫn và bài viết hay về mô tả công việc kế toán nội bộ nói riêng và công việc kế toán nói chung, các bạn hãy cùng tham khảo trên Blog việc làm để theo dõi những bài viết hấp dẫn nhất nhé. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm
việc làm theo ngành nghề mong muốn một cách nhanh chóng bởi trang web cung cấp đa dạng, cập nhật tin đăng tuyển liên tục, mới nhất.
Đọc thêm: Công việc của kế toán nội bộ là làm gì?