Mô tả công việc của Quản lý vùng

07/12/2020 09:30
Quản lý vùng là một trong những vị trí "quyền năng" nhất trong doanh nghiệp và làm niềm mơ ước của biết bao người. Quản lý vùng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm, nhân sự,... của công ty trên một khu vực, một phạm vi địa lý nhất định.
Quản lý vùng (Region Manager) là vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy điều hành của công ty. Trong nhiều doanh nghiệp, họ thậm chí được coi là những "chiến tướng" với sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh và sự phát triển của cả doanh nghiệp. Quản lý vùng cũng là đại diện của doanh nghiệp với khách hàng tại khu vực đó. Vậy bạn có biết quản lý vùng là làm gì? Tại sao họ lại đóng vai trò quan trọng đến vậy?

Quản lý vùng làm những công việc gì?

1. Mô tả công việc của Quản lý vùng

Quản lý vùng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm hàng hóa/dịch vụ, nhân sự,... của công ty mình trên địa bàn được phân công. Họ chủ yếu hỗ trợ đội ngũ nhân viên sales, nhân viên bán hàng nhằm đảm bảo mục tiêu doanh số đã đề ra. Các công việc chính của quản lý vùng bao gồm:

  • Lập kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
  • Lên kế hoạch và thực hiện các chương trình đào tạo nhân viên.
  • Tổ chức các cuộc họp với nhân viên thuộc khu vực mình quản lý: phân công công việc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, hướng dẫn, đào tạo,...
  • Lên kế hoạch các chương trình giảm giá, khuyến mại để kích cầu mua sắm trong khu vực.
  • Dự đoán xu hướng sản phẩm và giá cả thông qua việc phân tích dữ liệu kinh doanh, lên kế hoạch chiến lược để đón đầu xu hướng.
  • Đặt mục tiêu cho từng cửa hàng, bộ phận trong khu vực mình quản lý.
  • Tối ưu và giám sát quy trình làm việc nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.
  • Quản lý tài chính, đảm bảo tất cả các cửa hàng kinh doanh đều có lãi.
  • Đảm bảo tuân thủ đúng chính sách vận hành của công ty.
  • Xử lý các sự cố phát sinh bằng những giải pháp sáng tạo.
  • Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, xác định các vấn đề còn tồn đọng.
  • Báo cáo tình hình công việc lên giám đốc khu vực hoặc giám đốc công ty.
  • Cố vấn cho lãnh đạo công ty trước các quyết định quan trọng như mở rộng quy mô, sáp nhập,...
  • Các công việc khác liên quan đến hành chính, nhân sự.

2. Yêu cầu đối với Quản lý vùng

Quản lý vùng cần có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, marketing, tài chính, ... Nhiều công ty thậm chí còn yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 3 - 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hoặc có liên quan.

Việc làm quản lý vùng yêu cầu những gì?

Các yêu cầu cụ thể đối với vị trí quản lý vùng bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm quản lý vùng, quản lý cửa hàng, trợ lý giám đốc hoặc một vị trí quản lý tương tự khác.
  • Có đủ kiến thức và kỹ năng để đánh giá tình hình kinh doanh dựa trên những dữ liệu và quy tắc nhất định.
  • Có khả năng tối ưu quy trình vận hành của các cửa hàng.
  • Không ngừng đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về thành công trong kinh doanh và phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Tố chất kinh doanh, định hướng mục tiêu chiến lược.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Quản lý vùng là một vị trí cấp cao trong công ty với mức thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, họ cũng phải đánh đổi rất nhiều công sức. Họ có thể làm việc tại văn phòng với những công việc như hoạch định chiến lược, đánh giá nhân viên, ... Tuy nhiên, họ sẽ thường xuyên phải đi đến tận các cửa hàng, quan sát quá trình làm việc của nhân viên, tiếp xúc với khách hàng, ... để có được cái nhìn khách quan nhất về tình hình kinh doanh hiện tại. Quản lý vùng thường sẽ không làm việc theo giờ hành chính, 8 tiếng mỗi ngày mà kéo dài tới 10 - 12 giờ và thường xuyên phải đi công tác.
Bên cạnh quản lý vùng thì bạn cũng có nhiều cơ hội việc làm khác như quản lý khu vực, quản lý dự án, quản lý chất lượng... Nếu có sự cố gắng, nỗ lực thì cơ hội thăng tiến từ quản lý vùng lên làm Giám đốc vùng hay Giám đốc miền cũng rất cao. Bạn có thể tham khảo thêm về công việc của Giám đốc miền là làm gì để xem mình có đủ khả năng đáp ứng hay không, đồng thời phấn đấu để hoàn thiện bản thân, gia tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí mơ ước.
Xem thêm: Công việc của Giám Đốc Miền là làm gì?

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của quản lý vùng
2. Yêu cầu đối với quản lý vùng

Đọc thêm: ​5 tố chất của một nhà quản lý giỏi

Đọc thêm: ​​Học cách quản lý thời gian, cải thiện hiệu suất công việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888