Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

17/06/2024 18:30
Trợ lý kinh doanh thường làm việc tại các công ty bán lẻ và có trách nhiệm liên lạc với khách hàng để đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách trơn tru. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh nếu bạn đang quan tâm tới vị trí này.

Trợ lý kinh doanh hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng, trong một số trường hợp, bạn cũng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bạn phải có kiến thức về cách bố trí cửa hàng, hàng tồn kho và chính sách của công ty để cung cấp thông tin chính xác cho người mua hàng.

Tìm hiểu về việc làm trợ lý kinh doanh chi tiết

1. Mô tả công việc của trợ lý kinh doanh

Phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh, nhiệm vụ của trợ lý kinh doanh có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, trợ lý kinh doanh thường thực hiện các công việc như sau:

  • Cùng với trưởng bộ phận kinh doanh giám sát các nhân viên làm việc hiệu quả để thực hiện mục tiêu doanh số.
  • Đảm bảo cung cấp dịch vụ kinh doanh, bán hàng tốt nhất để tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng.
  • Duy trì điều kiện cửa hàng theo quy định của công ty và các đảm bảo các tiêu chuẩn bán hàng trực quan.
  • Hỗ trợ khách hàng, giải quyết thắc mắc của họ trong các trường hợp cần thiết.
  • Nghiên cứu thực tiễn của hoạt động kinh doanh, đề xuất các mặt hàng/dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Giải quyết các đơn hàng đến và đi, cập nhật thông tin sản phẩm.
  • Mô tả chính xác các tính năng và lợi ích của sản phẩm.
  • Thực hiện công việc theo chính sách và thủ tục của công ty.
  • Báo cáo tình hình kinh doanh với cấp trên, phổ biến thông tin, chỉ đạo cho nhân viên kinh doanh.

2. Mức lương trợ lý kinh doanh bao nhiêu?

Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thu hút nhân tài cho các doanh nghiệp. Với sự đa dạng về trình độ và kinh nghiệm, mức thu nhập của vị trí này có thể khác nhau:
  • Trợ lý kinh doanh: Trung bình từ 8-10 triệu đồng mỗi tháng đối với nhân viên mới và từ 15-30 triệu đồng mỗi tháng đối với những người có kinh nghiệm.
  • Trợ lý giám đốc: Thường dao động từ 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng.
  • Trợ lý dự án: Mức lương trung bình từ 8 triệu đến 14 triệu đồng mỗi tháng.
  • Trợ lý sản xuất: Trung bình từ 12 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí trợ lý kinh doanh

Để ứng tuyển Trợ lý kinh doanh, bạn phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Một số yêu cầu chính có thể bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm việc như một trợ lý kinh doanh, nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên trong ngành bán lẻ.
  • Hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc bán hàng và thực hành dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Biết theo dõi hồ sơ doanh thu.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
  • Tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Tính cách thân thiện, hữu ích, tự tin và thu hút, tương tác tốt với mọi người xung quanh.
  • Bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên.

Trợ lý kinh doanh cần có kỹ năng gì?

4. Làm sao để trở thành một trợ lý kinh doanh giỏi?

Muốn trở thành trợ lý kinh doanh hay trợ lý quản lý xuất sắc và thăng tiến trong sự nghiệp của mình, bạn cần liên tục học hỏi và rèn luyện. Đặc biệt, học trường nào để có thể trở thành trợ lý kinh doanh cũng là vấn đề nhiều bạn trẻ quan tâm. Những ai vẫn còn thắc mắc về câu hỏi này có thể tham khảo bài viết để biết thông tin chi tiết nhé.

Một số phẩm chất của trợ lý kinh doanh giỏi bao gồm:

4.1. Giao tiếp tốt, biết cách tương tác tích cực, hiệu quả

Giao tiếp tốt, biết cách xây dựng mối quan hệ và kỹ năng lắng nghe tích cực là những yếu tố vô cùng quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên trợ lý kinh doanh. Bạn là người kết nối giữa quản lý với nhân viên kinh doanh cũng như giữa doanh nghiệp với khách hàng. Sự khéo léo, tự tin và tài ăn nói của bạn sẽ luôn hữu ích trong hầu hết các trường hợp.

4.2. Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc và quản lý thời gian

Nếu một công ty cần trợ lý kinh doanh thì nghĩa là việc kinh doanh của họ rất bận rộn. Vai trò của bạn là giảm bớt áp lực công việc, hỗ trợ các bộ phận liên quan một cách hiệu quả nhất. Công việc của bạn rất đa dạng, yêu cầu bạn có khả năng đa nhiệm và thích ứng tốt.
Khi biết cách tổ chức, sắp xếp công việc và quản lý thời gian, bạn sẽ tránh được các tình huống chồng chéo nhiệm vụ, quên một số việc hoặc không kịp thời xử lý các việc cần gấp. Tự quản lý tốt cho phép bạn định hình công việc, tập trung xử lý các nhiệm vụ ưu tiên hoặc cần kết hợp với người khác.

4.3. Đáng tin cậy, có khả năng bảo mật thông tin

Rất nhiều trách nhiệm công việc đặt lên trợ lý kinh doanh. Những gì bạn phụ trách có thể liên quan tới các phần quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần biết cách bảo mật thông tin và xây dựng uy tín cá nhân với đồng nghiệp.
Thậm chí, một trợ lý kinh doanh cũng phải đáng tin cậy khi làm việc hàng ngày. Bạn là cầu nối giữa các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, vì vậy, bạn nên làm sao để mọi sắp xếp công việc được thực hiện trơn tru, chính xác theo yêu cầu từ cấp trên.

Bí quyết giúp bạn trở thành trợ lý kinh doanh chuyên nghiệp

4.4. Định hướng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Định hướng dịch vụ chăm sóc khách hàng là một phẩm chất cần có của nhân viên trong hầu hết các ngành nghề. Tuy nhiên, đối với trợ lý kinh doanh, điều này đặc biệt quan trọng vì bạn giao dịch với cả khách hàng và đồng nghiệp, quản lý của mình. Một trải nghiệm tích cực với trợ lý kinh doanh sẽ phản ánh tích cực về tổng thể doanh nghiệp.

5. Tạo CV ứng tuyển Trợ lý Kinh doanh ở đâu?

Tiêu chí chọn CV trợ lý kinh doanh đẹp và chuyên nghiệp:

  • CV nên được thiết kế đơn giản, dễ đọc và có sự sắp xếp logic từ thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, đến học vấn và kỹ năng.
  • Tránh sử dụng quá nhiều màu sắ phức tạp. Đảm bảo CV có tỷ lệ và khoảng cách phù hợp, để tăng tính chuyên nghiệp và dễ đọc.
  • Nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp và lý do bạn phù hợp với vị trí trợ lý kinh doanh. Đây là điểm để nhà tuyển dụng hiểu bạn đang tìm kiếm gì và bạn có thể đóng góp như thế nào cho công ty.
  • Liệt kê chi tiết về kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là các kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp và quản lý dự án, đều là những yếu tố quan trọng trong vai trò trợ lý kinh doanh.
  • Nêu rõ thông tin về học vấn, bao gồm các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
  • Thành tích và kỹ năng: Đưa ra các thành tích trong công việc trước đó, những dự án quản lý thành công, những kỹ năng mà bạn có để phát triển công việc của mình.

Để lựa chọn CV phù hợp nhất, bạn có thể truy cập kho mẫu CV trên JobOKO. JobOKO cung cấp rất nhiều mẫu CV đa dạng theo ngành nghề. Sau khi tải được CV Trợ lý kinh doanh ứng ý, bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Vị trí trợ lý kinh doanh hay thư ký kinh doanh sẽ phối hợp với bộ phận kinh doanh, bán hàng và marketing để giúp định vị sản phẩm, đặt hàng, xử lý các giao dịch và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho cấp trên. Nhìn chung, công việc nhân viên kinh doanh của bạn nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh số và lợi nhuận.

Câu hỏi phỏng vấn Trợ lý kinh doanh phổ biến nhất

Nếu muốn tìm việc làm trợ lý kinh doanh, bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay với danh sách công việc vô cùng đa dạng tại Joboko. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị trước cho các cuộc phỏng vấn tiềm năng bằng câu hỏi phỏng vấn trợ lý kinh doanh để gia tăng cơ hội nhận được công việc mơ ước. Hy vọng những thông tin mà Joboko chia sẻ có thể hữu ích với bạn trên con đường phát triển sự nghiệp.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của trợ lý kinh doanh
2. Mức lương trợ lý kinh doanh bao nhiêu?
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí trợ lý kinh doanh
4. Làm sao để trở thành một trợ lý kinh doanh giỏi?
5. Tạo CV ứng tuyển Trợ lý Kinh doanh ở đâu?

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Trợ lý kinh doanh độc đáo, dễ ứng tuyển

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888