Purchasing Officer là làm gì?

28/01/2020 08:40
Purchasing Officer (Nhân viên thu mua) là vị trí không còn xa lạ với những ai tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, bán hàng. Mặc dù không yêu cầu cao về bằng cấp nhưng đòi hỏi ứng viên sở hữu kỹ năng nhất định. Công việc Purchasing Officer là làm gì, mời bạn đọc theo dõi thông tin hữu ích được cập nhật trong bài viết.


Purchasing Officer (Nhân viên thu mua) chịu trách nhiệm đánh giá các nhà cung cấp, sản phẩm và dịch vụ, đàm phán hợp đồng và đảm bảo rằng các giao dịch mua được phê duyệt diễn ra hiệu quả về tính chi phí, đồng thời duy trì chất lượng tốt. Để biết yêu cầu công việc nhân viên mua hàng một cách chi tiết nhất, bạn đọc có thể tham khảo bài viết được chia sẻ dưới đây.

Yêu cầu công việc Purchasing Office như thế nào?

=> Việc làm Purchasing Office thu nhập hấp dẫn

1. Purchasing Office là gì?

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động dựa trên thiết bị kỹ thuật, phụ thuộc vào dịch vụ hàng,... đều phải đầu tư để xây dựng đội ngũ chuyên gia thu mua xuất sắc. Nhân viên thu mua phụ trách duy trì chỉ số khấu hao thiết bị, thực hiện nâng cấp khi cần thiết với điều kiện đúng thời hạn và trong ngân sách cho phép. Trong khi đó, họ cũng giám sát tất cả quyết định mua hàng để kiểm soát chuỗi cung ứng một cách tối ưu nhất.

Ngày nay, khi doanh nghiệp và công ty sản xuất tiếp tục hiện đại hóa bằng công nghệ, các quyết định thu mua phải được đưa ra nhanh chóng để có nguyên vật liệu, thiết bị tốt, từ đó duy trì chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhân viên thu mua có thể là người mua sản phẩm có sẵn để doanh nghiệp bán cho khách hàng, hoặc mua nguyên vật liệu cho cơ sở sản suất, nghĩa là họ phải đánh giá chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các nhà cung cấp khác nhau và đàm phán hợp đồng.

2. Công việc của Purchasing Officer

Tuỳ thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà nhân viên thu mua có thể đảm nhiệm những công việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nhiệm vụ của nhân viên thu mua bao gồm:
  • Xác minh yêu cầu mua hàng bằng cách so sánh những mặt hàng được yêu cầu với danh sách chính, làm rõ các mục không rõ ràng, đề nghị lựa chọn thay thế.
  • Chuyển tiếp các mặt hàng tồn kho có sẵn bằng cách xác minh giá trị, lập kế hoạch giao hàng.
  • Chuẩn bị đơn đặt hàng bằng cách xác minh thông số kỹ thuật và giá cả, nhận được khuyến nghị từ nhà cung cấp cho các mặt hàng thay thế.
  • Có được các mặt hàng đã mua bằng cách chuyển tiếp đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp, giám sát và tiến hành đặt hàng.
  • Xác minh việc nhận hàng bằng cách so sánh các mặt hàng nhận được với các mặt hàng được đặt, giải quyết các lô hàng lỗi với nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ thanh toán bằng cách chuyển tiếp và nhận tài liệu.
  • Giữ thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch mua cập bằng cách xây dựng báo cáo chi tiết, sắp xếp và nộp tài liệu.
  • Cung cấp kế hoạch mua và kiểm soát thông tin bằng cách thu thập, phân tích và tóm tắt dữ liệu cũng như xu hướng.
  • Cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc bằng cách sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo bổ sung.
  • Hoàn thành nhiệm vụ thu mua.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí công việc Purchasing Officer

Nhân viên thu mua là một vị trí có thể chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp trung học, tuy nhiên, bằng cử nhân sẽ được ưu tiên hơn. Bên cạnh đó, bằng cử nhân cũng sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý thu mua trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng có thể học thêm về nghiệp vụ kế toán, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành liên quan.
  • Hơn 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên thu mua.
  • Thành thạo Microsoft Office và phần mềm mua hàng.
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán mạnh mẽ.
  • Kỹ năng phân tích và tư duy chiến lược tốt.
  • Kinh nghiệm giám sát và quản lý.
  • Chú ý đến chi tiết.
Đảm nhận vị trí Purchasing Officer đòi hỏi bạn cần có kỹ năng mềm thiết yếu

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Purchasing Officer

  • Purchasing Manager (Quản lý mua hàng): Toàn bộ quy trình mua hàng trong một doanh nghiệp được giám sát bởi người quản lý mua hàng. Họ quản lý đội ngũ nhân viên thu mua, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo cấp cao hơn.
  • Logistician (Nhân viên logistic): Nhân viên logistic là người phân tích và điều phối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng như hệ thống luân chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp sang người tiêu dùng. Họ quản lý toàn bộ vòng đời của sản phẩm, bao gồm cách thức sản phẩm được mua, phân phối. Logistician có vai trò quan trọng trong gần như mọi ngành công nghiệp.
  • Procurement Clerk (Thư ký phòng thu mua): Thư ký phòng thu mua quản lý phần lớn các giấy tờ liên quan đến mua hàng và hồ sơ dự thầu. Họ giúp quản lý mua hàng và các nhân viên thu mua soạn thảo đúng hợp đồng cũng như đảm bảo rằng các tài liệu của toàn bộ giao dịch mua đồng nhất với nhau.

Vị trí nhân viên thu mua thu hút đông đảo ứng viên mỗi khi có đợt đăng tuyển dụng. Vì vậy, nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết để vượt qua các đối thủ khác trong vòng phỏng vấn. Những kinh nghiệm xương máu đi phỏng vấn nhân viên thu mua được rút đúc từ ứng viên và chuyên gia nhân sự sẽ vô cùng hữu ích cho bạn.

Cùng với việc làm nhân viên thu mua, bạn đọc có thể tìm việc làm nhân viên hiện trường hay nhiều việc làm khác từ các công ty mới tuyển dụng khi truy cập vào Blog việc làm. Trang web cho phép bạn tìm kiếm việc làm theo ngành nghề cụ thể, địa điểm làm việc mong muốn, đồng thời cung cấp các mẫu CV, mẹo tìm việc nhanh chóng hỗ trợ ứng viên có được công việc như mong đợi.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888