Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên mua hàng

09/04/2021 16:44
Tìm việc làm nhân viên mua hàng có khó không? Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng sẽ tập trung vào đánh giá chuyên môn, kinh nghiệm hay kỹ năng? Đó là những gì mà các ứng viên vị trí này quan tâm, đồng thời, nhà tuyển dụng cũng phải nỗ lực thiết kế, chuẩn bị các câu hỏi đúng trọng tâm và toàn diện nhất.
Nhân viên mua hàng (Purchasing Officer) là người đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc duy trì và phát triển sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung cấp uy tín và được cung cấp theo các điều khoản đã thoả thuận. Đây là một vị trí yêu cầu sự tỉ mỉ đối với các ứng viên tham gia phỏng vấn. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, bạn có thể tham khảo bài viết mô tả công việc nhân viên mua hàng của JOBOKO.com đã giới thiệu trong lần trước.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng ai ra trường cũng phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn mới có thể tìm được cho mình một công việc như ý. Và thất bại là điều dĩ nhiên cho nên hãy đón nhận nó một cách bình thản và đầy kiên nhẫn. Nhưng giờ đây với kinh nghiệm xương máu đi phỏng vấn nhân viên thu mua mà các nhà tuyển dụng đã đưa ra cùng với đó là kinh nghiệm của những người đi trước để lạ thì việc lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng sẽ không còn khó nữa. Còn dưới đây là một số câu hỏi chuẩn bị cho phần phỏng vấn vị trí nhân viên mua hàng mà JOBOKO.com đã tập hợp mời các bạn cùng đọc nhé!

I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng hay nhất và cách trả lời

1. Bạn có thể làm việc dưới áp lực cao được không?
Bạn có thể nói rằng áp lực cao giúp bạn phát triển tốt hơn và đưa ra một ví dụ liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đề cập đến những áp lực mà bạn đã phải đối mặt như gặp phải deadline thường xuyên. Tránh kể ra những trường hợp mà bạn tự tạo áp lực cho mình do tiến hành công việc quá muộn hoặc làm việc vô trách nhiệm ngay từ đầu. Làm việc dưới áp lực cao để đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng một ví dụ hay.

Ví dụ: "Áp lực thực chất là một chất xúc tác cho công việc của tôi. Khi phải làm việc dưới áp lực cao, tôi tập trung tất cả năng lượng của mình vào công việc, và nó giúp tôi sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới. Tôi nghĩ rằng tôi có thể phát triển tốt nhất khi phải làm việc dưới áp lực cao".

2. Bạn đã có kinh nghiệm liên quan đến mua hàng hay chưa?

Hãy kể ra những thông tin đặc biệt liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm gì, hãy đưa ra những thông tin sát nhất có thể.
Nếu bạn có thể trình bày về những kinh nghiệm của mình, hãy cho nhà tuyển dụng biết trách nhiệm của bạn trong công việc đó là gì. Bạn cũng có thể nói về mô hình hoặc chương trình mà bạn đã thực hiện, cũng như các thành tích khác nhau mà bạn đã đạt được sau những chương trình đó.
Ví dụ: "Tôi đã làm việc về máy tính từ năm 2001 và có chứng chỉ về hỗ trợ sửa chữa mạng và máy tính. Tôi đã từng là nhân viên của Dell và có khoảng 15 năm kinh nghiệm về máy tính."

3. Bạn làm thế nào để trau dồi kiến thức cần thiết cho vị trí nhân viên mua hàng?

Hãy cố gắng kể ra những việc làm tích cực liên quan đến công việc nhân viên thu mua của bạn. Hãy chuẩn bị sẵn một vài việc bạn thường làm trước khi đến phỏng vấn. Nhà tuyển dụng luôn cố gắng tìm kiếm những nhân viên sống có mục đích. Hãy thể hiện mong muốn không ngừng học hỏi bằng cách kể ra những sở thích liên quan đến công việc. Nhưng hãy nhớ thể hiện mình là người làm việc hiệu quả, có kỹ năng quản lý thời gian và biết phấn đấu vươn lên.
Ví dụ: "Bất cứ ai cũng sẽ học được bài học từ những sai lầm của mình. Tôi luôn cố gắng tham vấn ý kiến của người thân và những người đi trước. Tôi cũng đã đăng ký một khóa học về phát triển bản thân và cải thiện kỹ năng quản lý."

4. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Câu hỏi này nên được trả lời một cách thận trọng để thể hiện rằng bạn nổi trội hơn những ứng viên khác. Bạn nên tập trung vào những kỹ năng mà bạn có, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề... Chỉ trả lời rằng bạn là một ứng viên tiềm năng hay bạn thực sự cần một công việc sẽ không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Bạn cũng không nên nêu ra tiềm năng của các ứng viên khác, hãy tập trung vào chính bản thân bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp với vị trí công việc này, lý do khiến bạn trở thành một nhân viên tốt, và bạn có thể mang lại những lợi ích gì cho công ty. Hãy trình bày ngắn gọn nhưng vẫn phải làm nổi bật được các thành tích của bạn.

Trình bày những kỹ năng mà mình có để chứng minh phù hợp cho vị trí nhân viên mua hàng

5. Bạn đã biết gì về công ty của chúng tôi hay chưa?
Bạn nên tìm hiểu thông tin trước buổi phỏng vấn. Nói về lịch sử hoạt động của công ty cũng có thể giúp bạn trở nên nổi bật hơn. Bạn có biết những nhân vật chủ chốt trong công ty không, họ có từng xuất hiện trên bản tin nào hay không? Nhà tuyển dụng sẽ không bắt bạn phải nói chính xác từng người, từng thời điểm cụ thể nhưng hãy thể hiện rằng bạn đã rất hứng thú khi tìm hiểu về công ty.

6. Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?

Câu hỏi này tạo điều kiện cho bạn thể hiện bản thân mình; nhưng hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng muốn biết thế mạnh liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, bạn có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, là người truyền cảm hứng, có thể làm việc dưới áp lực cao, luôn có thái độ tích cực, và tuyệt đối trung thành. Bạn cũng cần phải đưa ra ví dụ để chứng minh cho những điều này.

II. Một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên mua hàng phổ biến khác

1. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
2. Bạn mong muốn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới?
3. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
4. Hãy kể về một hợp đồng thành công nhất mà bạn đã đàm phán được.
5. Là một nhân viên mua hàng, bạn mong đợi điều gì từ nhà cung cấp sản phẩm?
6. Khi yêu cầu mua hàng bị từ chối, bạn làm thế nào để báo cáo với cấp trên một cách khéo léo nhất?
7. Bạn có sử dụng phần mềm mua hàng nào không? Tại sao bạn sử dụng phần mềm này mà không phải là một phần mềm khác?
8. Bạn làm thế nào để kiểm soát tất cả hoạt động mua hàng một cách hiệu quả?
9. Nếu bạn mua một sản phẩm đặt riêng từ một nguồn hàng duy nhất thì bạn làm thế nào để xác định được mức giá của mặt hàng này có phải chăng hay không?
10. Bạn làm hợp đồng mua hàng trong trường hợp nào và trường hợp nào thì không?
11. Yêu cầu mua hàng là gì và bạn thực hiện yêu cầu mua hàng bằng cách nào?
12. Hãy nêu một vài kinh nghiệm của bạn trong việc đàm phán với nhà cung cấp.
13. Hãy mô tả từng bước trong quy trình mua hàng mà bạn vẫn thường thực hiện.
14. Nếu ngân sách dành cho mua hàng thấp hơn nhiều lần yêu cầu thực thế thì bạn sẽ làm thế nào?
15. Bạn đặt hàng từ một hay nhiều nhà cung cấp? Khi nào thì bạn bắt tay vào tìm kiếm một nhà cung cấp mới?
16. Bạn tự đánh giá khả năng đàm phán của mình ở mức nào? Bạn đã đạt được thành tích gì khi làm nhân viên mua hàng nhờ kỹ năng đàm phán này hay chưa?
17. Bạn thường đặt ra những câu hỏi gì khi tìm hiểu thông tin về nhà cung cấp trước kí hợp đồng mua hàng?
18. Bạn sử dụng những kỹ thuật gì để đẩy nhanh quá trình mua hàng?
19. Khi phải cắt giảm chi phí mua hàng trong ngắn hạn thì bạn sẽ cân nhắc tới những yếu tố gì?
20. Bạn dự đoán nhu cầu mua hàng của công ty/doanh nghiệp bằng cách nào?
Trên đây là danh sách top 9 câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng thông dụng nhất. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm những câu hỏi phỏng vấn với các vị trí và chuyên ngành khác như câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng. Đây cũng là vị trí được nhiều người lựa chọn và ứng tuyển, nếu bạn đang có nhu cầu và muốn ứng tuyển vị trí này hãy tham khảo những câu hỏi phỏng vấn để dễ dàng hơn khi tham gia buổi gặp gỡ nhà tuyển dụng, sự tự tin cũng góp phần giúp bạn trả lời và xử lý mọi vấn đề tốt hơn.
Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi gửi CV xin việc nhân viên mua hàng hay khi bắt đầu bước vào một buổi phỏng vấn để đảm bảo gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Hay các bạn cũng có thể tham khảo các mẹo hay cách tham gia phỏng vấn đạt kết quả cao trên Blog việc làm để có thêm kiến thức chi tiết nhé. JOBOKO.com chúc bạn thành công!

MỤC LỤC BÀI VIẾT:
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng hay nhất và cách trả lời
II. Một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên mua hàng phổ biến khác

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888