15 Mẫu đơn xin việc file Word và cách viết chuẩn nhất

31/01/2024 00:00
Bạn đang gặp khó khăn khi viết đơn xin việc? Hãy để JobOKO giải mã cách viết đơn xin việc chuẩn và ấn tượng nhất.
Một mẫu đơn xin việc chuẩn và chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn tăng cơ hội được gọi phỏng vấn. Khám phá ngay 15 mẫu đơn xin việc phổ biến nhất và chọn một mẫu phù hợp để bắt đầu sự nghiệp của bạn!
Bật mí cách viết đơn xin việc ấn tượng

I. Đơn xin việc là gì? Có phải là CV xin việc không?

Nhiều ứng viên vẫn nhầm lẫn giữa đơn xin việc và CV xin việc. CV đề cập đến các thông tin quan trọng của ứng viên như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng nổi bật, người tham chiếu, hoạt động...
Trong khi đó, đơn xin việc dùng để ứng viên giới thiệu bản thân và bày tỏ mong muốn làm việc tại một công ty, tổ chức hay doanh nghiệp cụ thể. Bạn cần phân biệt rõ ràng, tránh nhầm lẫn, viết lan man các thông tin từ CV vào đơn xin việc.

II. 15 mẫu đơn xin việc chuẩn cho mọi ngành nghề

1. Mẫu đơn xin việc dành cho mọi ứng viên

JobOKO hiểu rằng, để viết được một lá đơn xin việc chuẩn có thể là thách thức lớn đối với nhiều ứng viên. Vì vậy, chúng tôi đã thiết kế mẫu đơn chuẩn dành cho mọi ngành nghề, giúp quá trình tìm kiếm việc làm của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Mẫu đơn xin việc viết tay

Đơn xin việc viết tay yêu cầu sự chính xác và cẩn thận, đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp và chỉ nên sử dụng một màu mực xuyên suốt quá trình viết. Mẫu này hiện đã có sẵn trên JobOKO.

3. Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm, đơn xin việc đòi hỏi sự khéo léo trong cách trình bày. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, bạn cần liệt kê những kỹ năng đã phát triển thông qua các hoạt động hội nhóm/câu lạc bộ hoặc làm thêm. Nhóm kỹ năng này có thể là: kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng thích nghi tốt với môi trường mới.

4. Mẫu đơn xin việc dành cho người đã có kinh nghiệm

Mẹo tạo điểm nhấn khi viết đơn xin việc cho người đã có kinh nghiệm đó là sử dụng những con số và dữ liệu cụ thể để mô tả kinh nghiệm làm việc, nhấn mạnh thành tích và đóng góp của bạn trong các dự án trước đây.

5. Mẫu đơn xin việc tiếng Anh

Đơn xin việc tiếng Anh cần sử dụng câu trúc câu rõ ràng và ngữ pháp chính xác. Đặc biệt, bạn hãy tạo điểm nhấn cho phần kỹ năng và kinh nghiệm bằng cách sử dụng số liệu, thành tích cụ thể để minh họa.

6. Mẫu đơn xin việc ngành bán hàng

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với vị trí nhân viên bán hàng, mô tả chi tiết về kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành bán hàng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng của bạn trong lĩnh vực này.

7. Mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thông tin (IT)

Đơn xin việc ngành IT nên phản ánh kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí cụ thể mà bạn ứng tuyển, mô tả chi tiết về các dự án hoặc nhiệm vụ đã thực hiện trước đó (nêu rõ vấn đề, giải pháp và kết quả mà bạn đã đạt được).

8. Mẫu đơn xin việc Hành chính nhân sự

Hành chính nhân sự là vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Lĩnh vực này đòi hỏi ứng viên phải khéo léo và hiểu rõ tâm lý, nhu cầu của nhân viên. Sự tỉ mỉ, chỉn chu sẽ được thể hiện thông qua cách bạn tạo ra lá đơn xin việc. Hãy ghi nhớ nguyên tắc quan trọng này để lá đơn xin việc chuyên viên hành chính nhân sự gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.

9. Mẫu đơn xin việc ngành Kế toán

Công việc Kế toán yêu cầu sự chỉn chu, tỉ mỉ và chính xác. Đơn xin việc nên nhấn mạnh khả năng làm việc với phần mềm Kế toán và các công cụ liên quan.

10. Mẫu đơn xin việc cho Kỹ sư

Để thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng của bản thân, hãy mô tả các dự án hoặc công trình bạn đã tham gia. Đừng quên đề cập các kỹ năng mềm quan trọng như làm việc nhóm, quản lý dự án, khả năng giải quyết vấn đề trong môi trường áp lực cao.

11. Mẫu đơn xin việc ngành Marketing

Đơn xin việc trong lĩnh vực Marketing phải thể hiện sự sáng tạo và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường. Bạn có thể tóm tắt ngắn gọn về những dự án hoặc chiến dịch Marketing đã tham gia và những kết quả nổi bật đạt được.

12. Mẫu đơn xin việc ngành Ngân hàng

Đối với ngành ngân hàng, đơn xin việc nên đề cập đến những thuật ngữ chuyên ngành quan trọng để thể hiện sự am hiểu về lĩnh vực này. Nếu có kinh nghiệm trong mảng dịch vụ khách hàng, bạn hãy mô tả cụ thể về cách giải quyết vấn đề và tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

13. Mẫu đơn xin việc cho Nhân viên kinh doanh

Hãy bắt đầu viết đơn xin việc bằng cách đặt mục tiêu rõ ràng, đề cập đến các thành tích kinh doanh trong quá khứ như doanh số bán hàng, khả năng duy trì và mở rộng tệp khách hàng, chiến lược bán hàng hiệu quả đồng thời phản ánh những gì bạn có thể đem lại cho công ty trong vai trò Nhân viên Kinh doanh.

14. Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

Viết đơn xin việc có thể là một thách thức lớn đối với sinh viên mới ra trường. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển, bạn hãy mô tả những kỹ năng và kiến thức tích lũy được trong quá trình học như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và khả năng giải quyết vấn đề. Đừng quên đề cập những kinh nghiệm thực tập có liên quan đến ngành nghề và vị trí ứng tuyển.

15. Mẫu đơn xin việc cho Công nhân

Công nhân là vị trí đòi hỏi sức khỏe tốt và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường sản xuất. Bạn hãy chú trọng mô tả những kỹ năng cụ thể và kinh nghiệm liên quan đến công việc như khả năng sử dụng máy móc, trình độ tay nghề trong đơn xin việc.

III. Nên dùng đơn xin việc viết tay hay đánh máy?

Quyết định dùng mẫu đơn xin việc viết tay hay đánh máy sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Đơn xin việc đánh máy có thể mang lại nhiều ưu điểm so với viết tay. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu viết bằng tay, bạn nên tuân thủ để thể hiện sự tôn trọng đối với quy định của công ty.

IV. Cách viết đơn xin việc ấn tượng, tìm việc làm nhanh

1. Cách viết đơn xin việc qua Email

Viết đơn xin việc qua email là hình thức thuận tiện và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Tiêu đề Email: Đặt tiêu đề rõ ràng và chính xác để nhà tuyển dụng dễ dàng phân loại nội dung email. VD: "Đơn Xin Việc - [Tên Vị Trí] - [Tên Bạn]".
- Nội dung Email:
  • Lời chào: Bắt đầu bằng một lời chào trang trọng, thường là "Kính gửi Anh/Chị [Tên Nhà Tuyển Dụng]".
  • Giới thiệu bản thân: Trình bày ngắn gọn về bản thân bạn.
  • Lý do ứng tuyển: Giải thích tại sao bạn quan tâm đến vị trí và công ty. VD: Tôi thấy thông tin tuyển dụng vị trí Nhân viên Kinh doanh tại công ty XYZ qua trang web việc làm JobOKO và rất quan tâm tới vị trí này.
  • Kỹ năng và kinh nghiệm: Nêu rõ các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan. VD: Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và khả năng giao tiếp tốt, tôi tin rằng mình sẽ có những đóng góp tích cực cho phòng kinh doanh.
- Kết thúc: Kết thúc bằng lời cảm ơn và mong muốn được phỏng vấn. VD: Tôi rất mong nhận được cơ hội phỏng vấn để trao đổi thêm về khả năng của mình. Xin cảm ơn Anh/Chị đã xem xét đơn của tôi.
(*) Đừng quên đính kèm đơn xin việc và CV dưới dạng file PDF hoặc file Word.

2. Cách viết đơn xin việc trên Website tuyển dụng

Nhiều nền tảng tuyển dụng hiện nay cung cấp tính năng gửi đơn xin việc trực tuyến, điển hình như JobOKO. Bạn có thể chọn mẫu thư xin việc (Cover Letter) có sẵn sau đó điều chỉnh thông tin cá nhân và nội dung để phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Ưu điểm: Ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ dễ dàng làm theo và hiểu rõ hơn về cách tổ chức và trình bày thông tin. Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn có thể xuất thành file PDF hoặc file DOC để lưu trữ hoặc in ấn.
Mẫu đơn xin việc trong hồ sơ có sẵn trên JoBOKO

V. Có nên "nói quá" trong đơn xin việc không?

Nói quá là cách nói phóng đại kinh nghiệm và kỹ năng trong đơn xin việc. Nó có thể giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro. Việc nói phóng đại có thể bị phát hiện khi ứng viên tham gia phỏng vấn hoặc khi làm việc thực tế. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi viết đơn xin việc, giúp bạn 'tiếp thị" bản thân mà không bị quá lố:
- Nên sử dụng từ khóa mà nhà tuyển dụng đã đề cập trong JD (thông báo tuyển dụng) để làm đơn xin việc trở nên nổi bật trong vòng sàng lọc CV. Tùy thuộc vào từng vị trí, bộ từ khóa này có thể là: kỹ năng nói - viết tốt, hòa đồng, cởi mở, tỉ mỉ, có khả năng sắp xếp công việc, hoàn thành công việc đúng deadline, sáng tạo, không ngại khó...
- Tránh khoe mẽ một cách thái quá về bản thân. Hãy tự tin với những điểm mạnh của bạn mà không cần phải thổi phồng hay tô điểm quá mức.
- Tập trung làm nổi bật những thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
- Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty bằng cách nêu rõ những điểm mà bạn thích và làm thế nào bạn có thể đóng góp vào sứ mệnh phát triển của công ty.
Khi viết đơn xin việc, ứng viên cần ưu tiên những thông tin quan trọng, nhấn mạnh ưu điểm và kỹ năng có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Từng nội dung trên đơn xin việc đều cần được xem xét và soạn thảo cẩn thận, đảm bảo đúng chính tả, diễn đạt rõ ràng.
Trong bài viết, JobOKO đã cung cấp các mẫu đơn xin việc chuẩn, đồng thời hướng dẫn bạn cách viết chuẩn và chuyên nghiệp nhất. JobOKO là kênh tuyển dụng việc làm 24h chất lượng, để nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với ngành học và sở thích cá nhân, bạn hãy tạo CV và ứng tuyển ngay hôm nay!

MỤC LỤC:
I. Cần phân biệt đơn xin việc và CV xin việc
II. Tải 15 mẫu đơn xin việc chuẩn cho mọi ngành nghề
1. Mẫu đơn chuẩn dành cho mọi ứng viên
2. Mẫu đơn xin việc viết tay
3. Mẫu đơn cho người chưa có kinh nghiệm
4. Mẫu đơn dành cho người đã có kinh nghiệm
5. Mẫu đơn xin việc tiếng Anh
6. Mẫu đơn cho ngành bán hàng
7. Mẫu đơn cho ngành Công nghệ thông tin (IT)
8. Mẫu đơn xin việc Hành chính nhân sự
9. Mẫu đơn cho ngành Kế toán
10. Mẫu đơn cho Kỹ sư
11. Mẫu đơn cho ngành Marketing
12. Mẫu đơn ngành Ngân hàng
13. Mẫu đơn cho Nhân viên kinh doanh
14. Mẫu đơn cho sinh viên mới ra trường
15. Mẫu đơn cho Công nhân
III. Nên dùng đơn xin việc viết tay hay đánh máy?
IV. Cách viết đơn xin việc ấn tượng, tìm việc nhanh
V. Có nên "nói quá" trong đơn xin việc không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888